Multimedia Đọc Báo in

Đường vòng…!

08:10, 08/05/2014
Là doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ và đã xây dựng được khoảng 200 đại lý bán lẻ ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước nhưng có một điều đặc biệt là Công ty T.N Dak Lak lại không hề xuất bán trong tỉnh. Không phải doanh nghiệp này có ý coi thường sân nhà mà là vì… “bụt chùa nhà không thiêng”. Chủ doanh nghiệp này cho hay, hàng của Công ty xuất đi nhiều nơi trong cả nước, trong đó gần nhất và có số lượng lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, nhưng riêng thị trường nội địa trong tỉnh lại không dễ xâm nhập, trong khi Dak Lak có tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực này. Không phải hàng của Công ty có vấn đề về chất lượng sản phẩm, bởi nếu có vấn đề về chất lượng sản phẩm thì làm sao xâm nhập được nhiều thị trường, trong đó có những thị trường lớn, thị hiếu tiêu dùng cao như TP. Hồ Chí Minh. Mấu chốt là ở chỗ tâm lý người tiêu dùng vẫn thích mác hàng hóa phải có xuất xứ ở những thành phố lớn, hiện đại, và nghĩ rằng điều đó sẽ thể hiện đẳng cấp, chất lượng. Vậy là không chỉ có Công ty T.N Dak Lak mà một số doanh nghiệp khác, sản phẩm làm ra bắt buộc phải đi đường vòng. Hàng xuất xưởng đi TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẵng… và một số sau đó mới lại được nhập về Dak Lak. Theo vị giám đốc của Công ty T.N Dak Lak, mua sản phẩm tại chỗ sẽ có lợi thế về giá, thuận tiện trong bảo hành. Hàng hóa mỗi lần qua một nấc lưu thông giá sẽ đội lên. Cho nên rất nhiều mặt hàng do doanh nghiệp tại chỗ sản xuất, đơn cử như một bộ sofa xuất xưởng chỉ khoảng 9 triệu đồng nhưng sau khi đi vòng vèo, đến tay người tiêu dùng cũng phải đến 18 triệu đồng.

Trong bối cảnh hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại, sự cẩn trọng chọn những nơi uy tín, hiện đại sản xuất để tránh mua phải hàng kém phẩm cấp là điều nên làm. Nhưng xem ra để được coi là người tiêu dùng thông thái phải dựa trên nhiều yếu tố, trong đó biết lưu ý đến cả hành trình lưu thông của sản phẩm như trong câu chuyện này là một thí dụ.

Đàm Thuần


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.