Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, hệ thống thanh toán tại Việt Nam sẽ được giám sát theo tiêu chuẩn quốc tế

17:48, 31/07/2014

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định số 1490/QĐ-NHNN về việc ban hành Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020.

Theo Chiến lược này, mục tiêu đến năm 2020, NHNN hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tăng cường năng lực, thực hiện giám sát toàn diện các hệ thống thanh toán tại Việt Nam theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia cũng như các hệ thống, phương tiện, dịch vụ thanh toán trong nền kinh tế; Tăng cường vai trò của hệ thống thanh toán quốc gia như một kênh hiệu quả để truyền tải và thực thi chính sách tiền tệ; Ngăn ngừa rủi ro trong các hệ thống thanh toán, nhất là các rủi ro hệ thống; Bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của các thành viên tham gia hệ thống thanh toán; Bảo vệ người sử dụng theo mục tiêu: phòng ngừa và hạn chế rủi ro đối với các dịch vụ, phương tiện thanh toán cho người sử dụng, duy trì và tăng cường lòng tin của công chúng vào hệ thống ngân hàng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020 triển khai theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2014-2016 và giai đoạn 2017-2020 với các nội dung: Tổ chức giám sát hệ thống thanh toán liên ngân hàng; Giám sát hệ thống thanh toán ngoại tệ; Giám sát Hệ thống thanh toán bán lẻ và các phương tiện, dịch vụ thanh toán; Giám sát Hệ thống thanh toán chứng khoán; Nâng cao năng lực giám sát hệ thống thanh toán.

Bên cạnh đó, Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ của các đơn vị liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chiến lược giám sát các hệ thống thanh toán tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020.


Nguồn: NHNN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.