Multimedia Đọc Báo in

Ăn gì cũng… lo!

21:46, 02/08/2014
Hằng ngày hằng giờ, người tiêu dùng (NTD) đang đối diện với nhiều nỗi lo về thực phẩm kém chất lượng. Từ hộp sữa mua cho con thì lo sữa giả; mớ rau mua về lại sợ bị phun thuốc kích thích; cầm cân thịt trên tay lại lo thịt có chất tạo nạc; hoa, quả thì sợ mua phải hàng Trung Quốc nhiễm độc…
 
Nỗi lo về thực phẩm bẩn càng có cơ sở hơn khi mà gần như tháng nào, cơ quan Quản lý thị trường tỉnh cũng bắt hàng loạt vụ vi phạm về hàng giả, nhái, hàng kém chất lượng, trong đó, chủ yếu tập trung ở các mặt hàng thiết yếu như bánh kẹo, thực phẩm, mỹ phẩm… Điều này cũng có nghĩa là, hằng ngày, hàng giờ, người tiêu dùng đang đứng trước nhiều nguy cơ mua phải thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Đơn cử như việc trái cây được bày bán tràn lan trên các đường phố đều có đủ các loại nội, ngoại, từ giá bình dân đến cao cấp, nhưng NTD muốn tìm mua trái cây Việt (đặc sản của vùng, miền) có tiếng thơm, ngon thì lại rất khó. Đơn giản vì bằng mắt thường, họ khó có thể nhận biết được đâu là hàng Trung Quốc, đâu là hàng Việt! Trong khi người bán thì mặc sức quảng cáo nào là dâu tây Đà Lạt, cam Vinh, nho Ninh Thuận, dưa hấu miền Tây...
Để yên tâm, nhiều người tiêu dùng chọn mua hàng  tại một siêu thị trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.
Để yên tâm, nhiều người tiêu dùng chọn mua hàng tại một siêu thị trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Thực phẩm nói chung là nhu cầu rất cần thiết đối với đời sống con người, dù có cảm giác bất an, NTD cũng không thể không mua về sử dụng vì họ không còn sự lựa chọn nào khác. Để an toàn cho sức khỏe chính mình, nhiều người chọn cách mua hàng ở siêu thị, nhưng thói quen tiện đường, tiện đâu mua đó, hoặc không có nhiều thời gian vào siêu thị, nên rốt cuộc rồi họ cũng “tiện đâu mua đó” dù có cảm giác… bất an!

Mong sao các cơ quan chức năng cần vào cuộc quyết liệt hơn nữa để vấn nạn thực phẩm kém chất lượng không còn đất sống.

Đỗ Lan


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.