Multimedia Đọc Báo in

Chấm dứt các dự án sản xuất gạch nung tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường

16:13, 21/10/2014
UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND quy định lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung (GĐSN) bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
 
Sản xuất gạch đất sét nung tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana
Sản xuất gạch đất sét nung tại xã Bình Hòa, huyện Krông Ana
Theo đó, sẽ không cấp phép đầu tư mới cho các dự án (DA) sản xuất GĐSN bằng các công nghệ trên. Riêng sản xuất GĐSN bằng lò thủ công, thủ công cải tiến, sẽ chấm dứt hoạt động từ ngày 31-12-2014. Đối với sản xuất GĐSN bằng lò đứng liên tục, phải chấm dứt hoạt động trước 31-12-2017 nếu ở gần khu dân cư, khu vực canh tác và trước 31-12-2020 nếu nằm ở khu vực khác; các dự án đang xây dựng trái phép, không phép phải đình chỉ, tháo dỡ trước ngày 31-12-2015; các DA đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa triển khai xây dựng thì không tiếp tục đầu tư hoặc chuyển sang đầu tư bằng công nghệ lò tuynel. Đối với sản xuất GĐSN bằng lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chỉ được phép hoạt động đến năm 2020, sau đó phải chuyển sang công nghệ lò tuynel hoặc gạch không nung. Đối với sản xuất GĐSN bằng lò vòng, lò vòng cải tiến không sử dụng nhiên liệu hóa thạch mà sử dụng phế liệu nông nghiệp, chỉ được phép hoạt động đến năm 2020, sau đó phải chuyển đổi công nghệ, nếu DA đang xây dựng trái phép, phải tháo dỡ trước 31-12-2015. Lộ trình này nhằm loại bỏ các DA sản xuất GĐSN sử dụng các công nghệ tiêu hao nhiều năng lượng, nguyên liệu và ảnh hướng đến môi trường, khuyến khích phát triển sản xuất, sử dụng vật liệu không nung.
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.