Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Dak Lak: Góp phần đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng
Được thành lập vào tháng 4 - 2010, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Dak Lak là tổ chức quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông, lâm, thủy sản trên địa bàn trong quá trình sản xuất đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu. Trong những năm qua, Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Dak Lak đã có những đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh, chất lượng thực phẩm cho người tiêu dùng trên địa bàn. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Chi cục đã kiểm tra hàng trăm đơn vị chăn nuôi, sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh và phát hiện, xử phạt nhiều đơn vị vi phạm, chấn chỉnh, giám sát những đơn vị còn thiếu sót trong công tác vệ sinh an toàn thực phẩm... Ông Trần Ngọc Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Dak Lak cho biết: Thời gian qua, bên cạnh việc thống kê, kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở có đủ điều kiện bảo đảm chất lượng vật tư nông nghiệp và chất lượng sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn, Chi cục còn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản của Trung ương và của tỉnh trên lĩnh vực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản cho nông dân, chủ trang trại, cơ sở chế biến, thu mua, kinh doanh nguyên liệu. Đồng thời tổ chức tập huấn, hướng dẫn người sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định về bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng các mô hình chuỗi sản phẩm sạch để người dân hưởng ứng làm theo…
Riêng trong năm 2014, thực hiện Chỉ thị 167 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 20-1-2014, Chỉ thị 12 (ngày 27-11-2013) của UBND tỉnh, Công văn số 128 của Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản… về việc tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, Chi cục đã thành lập nhiều đoàn tiến hành kiểm tra nhiều lĩnh vực, nhóm, ngành hàng với các nội dung chủ yếu: thủ tục hành chính (giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm…); cơ sở vật chất, trang thiết bị; nguồn nhân lực; chương trình quản lý chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng; lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm trong trường hợp cần thiết… Dựa vào kết quả kiểm tra, Chi cục đánh giá, phân loại cơ sở theo tiêu chuẩn A, B, C. Trong đó, loại A (tốt): áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, không có lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng. Loại B (đạt): Các cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có ít lỗi nặng và không có lỗi nghiêm trọng. Loại C (không đạt): Các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, còn nhiều lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng, nếu không khắc phục, sửa chữa trong thời gian do cơ quan kiểm tra quy định mà vẫn tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, gây mất an toàn thực phẩm…
Ở ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, Chi cục đã kiểm tra 16 cơ sở thuộc các nhóm ngành: kinh doanh kho lạnh thủy sản; sản xuất khô bò; sản xuất giò chả; kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt. Kết quả xếp loại, có 4 cơ sở đạt loại A và 12 cơ sở đạt loại B.
Các cơ sở đạt loại A: Hộ kinh doanh thịt và các sản phẩm từ thịt Trần Thị Trúc (79 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Thành Công, TP. Buôn Ma Thuột); Cơ sở sản xuất giò chả Nguyễn Thị Hải (04 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột); Cơ sở sản xuất giò chả Bà The (148 Lý Thường Kiệt, phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột). Cơ sở sản xuất khô bò Cẩm Châu (133 Lê Hồng Phong, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột).
Các cơ sở đạt loại B: 4 cơ sở kinh doanh kho lạnh trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột : Thanh Hiệp (Tổ liên gia 6, phường Tân Hòa); Nguyễn Thị Hia (18/23 Đặng Nguyên Cẩn, phường Tân Thành); Ngô Thị Phú (22 Lý Tự Trọng, phường Tân An); Nguyễn Thị Thu Tâm (249 Hà Huy Tập, phường Tân Lợi); 4 cơ sở sản xuất giò chả: Cơ sở sản xuất giò chả Hà Nội (6 Hồ Xuân Hương, phường Tân Tiến, TP. Buôn Ma Thuột); Hộ kinh doanh giò chả Việt Tiến (226 Y Wang, phường Ea Tam, TP. Buôn Ma Thuột); Hộ kinh doanh giò chả Lương Thịnh (318 tổ 6, khối 7, TT. Buôn Trấp, huyện Krông Ana); Hộ kinh doanh giò chả Lê Hoàng (Km 24,5, thôn Tân Đông, xã Ea Kênh, huyện Krông Pak); 3 cơ sở sản xuất khô bò: Hộ kinh doanh Tùng Tạo (78B Đường số 1, thôn 8, xã Cư Eabur, TP. Buôn Ma Thuột); Cơ sở sản xuất khô bò Tân Bảo (53/6 Trần Hưng Đạo, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột); Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Lan (121 Trần Bình Trọng, phường Thành Công, TP. Buôn Ma Thuột); và Cơ sở chế biến thực phẩm bánh mì Thành Phát (A2 Trần Nhật Duật, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột).
Đồng thời, Chi cục đã lấy mẫu thủy sản, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản ở 7 cơ sở sản xuất trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột về kiểm nghiệm và kết quả cho thấy đều đạt tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm: Cá ngừ ồ hấp (Tổ liên gia 6, tổ dân phố 7, phường Tân Hòa); Cá ngừ ồ hấp của hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hia (18/23 Đặng Nguyên Cẩn, phường Tân Thành); Cá ngừ ồ hấp của hộ Nguyễn Thị Thu Tâm (249 Hà Huy Tập, phường Tân Lợi); Giò lụa Hà Nội (6 Hồ Xuân Hương, phường Tân Tiến); Khô bò Tân Bảo (53/6 Trần Hưng Đạo, phường Tự An); Ruốc thịt Bà The (148 Lý Thường Kiệt, phường Thắng Lợi); Khô bò sấy Lan Chi (121 Trần Bình Trọng, phường Thành Công).
Báo Dak Lak sẽ tiếp tục đăng tải công khai kết quả kiểm tra, phân loại của Chi cục về các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên các số báo sau để người tiêu dùng trong địa bàn lựa chọn được sản phẩm an toàn, chất lượng.
Minh Quân
Ý kiến bạn đọc