Multimedia Đọc Báo in

Hiệu quả từ phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi ở huyện Krông Ana

09:25, 12/11/2014
Huyện Krông Ana có 15.178 hộ làm nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 79,32 % dân số. Toàn huyện có 10.390 hội viên tham gia sinh hoạt Hội Nông dân tại 73 chi hội, 108 tổ hội, chiếm 68,4% tỷ lệ hội viên so với hộ nông nghiệp.
 
Những năm qua, các cấp Hội Nông dân huyện Krông Ana đã chú trọng phát động, triển khai thực hiện phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” bằng nhiều hình thức: Đổi mới nội dung hoạt động, tăng cường tuyên truyền và nhân rộng các loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, phá thế độc canh sản xuất các loại cây giống, con giống truyền thống, chuyển nhanh sang đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành nghề thủ công, phát triển dịch vụ trong kinh tế nông thôn. Từ năm 2011-2013, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ban, ngành đoàn thể của huyện tổ chức 241 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thu hút 23.220 lượt người tham dự; tín chấp với Ngân hàng Chính sách xã hội 75,93 tỷ đồng; vay vốn theo tinh thần Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ với số tiền 2,09 tỷ đồng; giúp hội viên mua hàng ngàn tấn phân bón các loại theo hình thức trả chậm và nhiều loại thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật để phát triển sản xuất…
Chị Đinh Thị Dành ở tổ dân phố 7, thị trấn Buôn Trấp (Krông Ana) với mô hình trồng nấm linh chi đem lại  hiệu quả cao.
Chị Đinh Thị Dành ở tổ dân phố 7, thị trấn Buôn Trấp (Krông Ana) với mô hình trồng nấm linh chi đem lại hiệu quả cao.

Nhờ đó, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã góp phần khơi dậy trong mỗi hội viên nông dân ý chí dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên làm giàu. Các hộ nông dân đã tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Qua tổng kết phong trào giai đoạn 2011 - 2013 đã có 9.464 lượt hộ hội viên đạt hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp; xây dựng được 86 mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, qua đó đã giúp giải quyết việc làm cho 2.284 lao động hằng năm, giúp tiền vốn gần 3 tỷ đồng, giúp kinh nghiệm làm ăn 12.751 lượt người, đóng góp các hoạt động xã hội, từ thiện trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, phong trào còn là bước tạo đà, là hiệu ứng tích cực cho các chương trình khác cùng phát triển. Điển hình như Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hội đã tuyên truyền vận động hội viên, nông dân toàn huyện đóng góp ngày công và tiền trên 3,5 tỷ đồng sửa chữa 351 km và xây mới 75 km đường giao thông nông thôn; nạo vét kênh mương 207 km, tu bổ 227 cầu, cống, làm mới 253 cầu, cống…

Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã thu hút hàng nghìn hội viên tham gia và đã mang lại những kết quả tích cực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhiều hộ cải tạo vườn, ao, chuồng, sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã... Qua đó xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như: Gia đình anh Mai Đình Toàn ở thôn Buôn Triết (xã Dur Kman) với mô hình chuyển đổi từ diện tích trồng lúa nước sang trồng khoai lang Nhật có thu nhập 470 triệu đồng/năm. Mô hình chăn nuôi gà Lương phượng, thỏ, bồ câu của gia đình anh Phan Văn Hiếu, tổ dân phố 4, thị trấn Buôn Trấp đã mang lại thu nhập 162 triệu đồng/năm. Mô hình trồng cây công nghiệp gồm điều, tiêu, cà phê của anh Y Buit Hdơk ở buôn Kuôp, xã Dray Sáp mang lại thu nhập 240 triệu đồng/năm. Mô hình của gia đình anh Nguyễn Thành Nhơn ở thôn 1, xã Quảng Điền với 3,5 ha lúa, 1 ha cà phê, 0,3 ha tiêu cùng 2 máy gặt đập liên hợp, hằng năm thu nhập 140 triệu đồng…

 H’Jim Hmok


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.