Multimedia Đọc Báo in

Cà phê Việt Nam lên sàn

09:18, 11/03/2015
Trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V - năm 2015, Công ty Cổ phần Sở giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee and Commodity Exchange - BCCE) chính thức khai trương vào ngày 10-3.

Theo đó, mục tiêu của BCCE là thiết lập thị trường giao dịch trực tiếp, trực tuyến, giảm chi phí trung gian; minh bạch hóa các giao dịch đặt lệnh, mua - bán theo 2 sản phẩm: giao ngay (spots) và hợp đồng tương lai (futures); bảo đảm giá chuẩn theo sát giá cà phê Robusta thế giới niêm yết tại London; ký quỹ linh hoạt bằng tiền hoặc cà phê, phù hợp với các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ trên địa bàn Tây Nguyên; thực hiện giao cà phê đúng chất lượng, đúng hẹn từ các kho do Nhà nước quản lý; tập hợp những cá nhân, doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư trong và ngoài ngành để tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, hiệu quả, chính thống; đa dạng hóa danh mục đầu tư, phòng ngừa rủi ro khi giá cà phê thay đổi; đồng thời, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ cho các thành viên 24/7 qua online và trực tiếp…

 Nhân viên BCEC  đang làm thủ tục nhập lệnh giao dịch cà phê. Ảnh:  Vạn Tiếp
Nhân viên BCEC đang làm thủ tục nhập lệnh giao dịch cà phê. Ảnh: Vạn Tiếp

Trong giai đoạn 1 (từ tháng 3 đến tháng 8-2015), sẽ hoàn chỉnh hệ thống quy trình đầu tư gồm: quy trình mua - bán, nhận giữ hộ, ứng trước tiền bán, nhận ký quỹ giao dịch bằng tiền và tài sản khác, mở tài khoản giao dịch tại BCCE và ngân hàng thanh toán, đặt lệnh qua điện thoại hay online, kiểm định và cấp chứng thư để giao dịch, giao nhận cà phê vật chất, thanh toán rút - nộp tiền. Bên cạnh đó, phát triển thành viên kinh doanh, môi giới, kiểm định, thanh toán với tất cả các cá nhân, tổ chức, đặc biệt các hộ sản xuất, chế biến cà phê. Hoàn chỉnh quy trình hoạt động gồm kết nối ngân hàng, đăng ký giao dịch, đặt lệnh, thanh toán bù trừ, giao nhận hàng, tiền, các khoản hỗ trợ DN và hộ dân thông qua các chương trình khuyến nông. Xây dựng hệ thống phần mềm giao dịch online có kết nối với ngân hàng trong và ngoài nước. Xây dựng hệ thống máy chủ, máy trạm và đường truyền kết nối leased-line cùng với hệ thống back-up 24/7 và firewall hoàn chỉnh và bảo mật cho khách hàng và đối tác. Hoàn chỉnh các thủ tục cho phép thí điểm kết nối trực tiếp với Sở giao dịch hàng hóa khu vực và thế giới như LIFFE (Anh), CME (Hoa Kỳ) và các thủ tục làm thành viên trực tiếp hay gián tiếp thông qua các thành viên…

Trong giai đoạn 2 (bắt đầu từ niên vụ cà phê 2015-2016), sẽ tiến hành giao dịch chính thức có kết nối trực tiếp với sở giao dịch nước ngoài theo sự cấp phép của chính phủ Việt Nam. Phát triển khách hàng trong nước theo hướng liên kết bền vững và khách hàng ngoài nước, xây dựng BCCE là Sở giao dịch cà phê Robusta lớn của khu vực, có kết nối trực tiếp với LIFFE tại Anh và Hoa Kỳ. Đồng thời, mở các kênh đầu tư qua các quỹ tài chính để tham gia vào quy trình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến cà phê bền vững theo phương châm giảm chi phí trung gian, tăng hiệu quả đối tác. Cùng với đó, BCCE còn tư vấn, đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật cho tất cả các thành viên tham gia…

Theo ông Trần Thanh Hải, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột, sự có mặt của Công ty, với cách thức mua tận gốc tại nông hộ và bán trực tiếp cho sàn giao dịch cà phê London, kỳ vọng sẽ giúp cà phê Việt Nam thoát khỏi tình trạng bị ép giá.

Giang Nam - Minh Thông 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.