Multimedia Đọc Báo in

Thương mại hóa cây hồng hoa - thêm hướng đi mới cho nông dân Dak Lak

16:18, 03/04/2015
Cây hồng hoa là cây thuốc quý với nhiều công dụng và có giá trị kinh tế cao. Thời gian qua, nhiều mô hình thực nghiệm đã cho thấy sự thích nghi của loại cây này trên nhiều vùng đất của Dak Lak. Cùng với việc sản phẩm thương mại được sản xuất từ cây hồng hoa ra mắt và thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng đã mở ra hướng đi đầy hứa hẹn cho nông dân Dak Lak.

 

Khách hàng dùng thử và tìm hiểu sản phẩm làm từ cây hồng hoa tại Hội chợ - Triển lãm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê  Buôn Ma Thuột lần thứ V- năm 2015.
Khách hàng dùng thử và tìm hiểu sản phẩm làm từ cây hồng hoa tại Hội chợ - Triển lãm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V- năm 2015.

Theo đề tài “Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây hồng hoa (Hibiscus sabdariffa L.) trên địa bàn tỉnh Dak Lak” của Trung tâm ứng dụng KH-CN Dak Lak, hồng hoa là loại cây ưa nắng, nóng, ẩm, dễ chăm sóc, dễ thích nghi với các loại đất trồng, kể cả đất bạc màu. Trung tâm đã trồng thực nghiệm hai mô hình tại huyện Buôn Đôn và TP. Buôn Ma Thuột, đạt hiệu quả kinh tế với mức lãi trên dưới 50 triệu đồng/ha và được đánh giá một loại cây “xóa đói giảm nghèo” mới cho nông dân. Thực tế là nông dân ở nhiều địa phương đã trồng loại cây này, nhưng do lo ngại về “đầu ra” của sản phẩm đã khiến nhiều người không dám mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất. Thế nhưng, tại Hội chợ - Triển lãm chuyên ngành cà phê trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ V - năm 2015, Công ty TNHH Hồng Hoa Dak Lak đã đưa sản phẩm được sản xuất từ cây hồng hoa như rượu vang, mứt, trà, siro… ra mắt thị trường. Chỉ trong 5 ngày diễn ra Hội chợ, đã có khoảng gần 1 nghìn lượt khách đến tìm hiểu và mua sản phẩm được sản xuất từ loài cây này. Giám đốc công ty TNHH Hồng Hoa Dak Lak Hoàng Thị Mai Châu cho biết, việc thương mại hóa thành công sản phẩm từ cây Hồng hoa đã thúc đẩy công ty mạnh dạn đầu tư vào loại cây này và nông dân có thể hoàn toàn yên tâm về “đầu ra” của sản phẩm bởi công ty đang xây dựng vùng nguyên liệu và chuẩn bị mở một nhà máy chế biến tại Dak Lak.

 Giang Nam


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.