Multimedia Đọc Báo in

Thời hoàng kim của hồ tiêu đến bao giờ?

05:50, 07/06/2015
Có thể thấy, trong khi các mặt hàng nông sản khác khốn đốn vì điệp khúc “được mùa, mất giá” thì hồ tiêu đang trở thành một hiện tượng cá biệt khi liên tục trong gần 10 năm luôn tăng giá ở mức cao, mặc dù diện tích, sản lượng năm sau cao hơn năm trước.
 
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hồ tiêu có sự sụt giảm đáng kể về lượng, theo Bộ Công thương, 5 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam ước thực hiện 74.000 tấn, trị giá 679 triệu USD, so cùng kỳ giảm tới 21,9% về lượng, nhưng tăng 2,4 % về giá trị (do giá xuất khẩu tăng), riêng Dak Lak, xuất khẩu được 2.200 tấn, giảm 29,82%. Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, nguyên nhân là do từ năm 2014 đến nay, châu Âu và nhiều nước khác bắt đầu thực thi các hàng rào kỹ thuật, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, họ kiểm tra gắt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu. Hiện tại, hồ tiêu xuất khẩu bị trả lại nhiều, chủ yếu là tiêu thô, chiếm 85% lượng xuất khẩu do chất lượng không bảo đảm, trong khi giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện vẫn thấp hơn Malaysia, Indonesia từ 600 - 1.500 USD/tấn cũng do chất lượng thấp. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho sản xuất hồ tiêu bền vững tại Việt Nam. Theo nhận định của ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Thường trực – Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) tại Hội thảo khoa học “Phát triển cây tiêu và ứng dụng choái tiêu  sống núc nác trong trồng tiêu” diễn ra ở Dak Lak vào hồi tháng 4-2015, diện tích hồ tiêu đang tăng quá nhanh, giá tiêu thì vẫn ở mức cao nên người dân chưa chú ý đến vấn đề sản xuất sạch hoặc kết nối với doanh nghiệp để sản xuất bền vững, nếu kéo dài tình trạng này thì chắc chắn xuất khẩu hồ tiêu sẽ gặp khó ở những thị trường khó tính. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ cần phải đẩy mạnh công tác khuyến nông để tập huấn, đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho hồ tiêu, đặc biệt ở những vùng mới trồng, đồng thời tổ chức liên kết sản xuất, kết nối doanh nghiệp với nông dân phát triển hồ tiêu bền vững theo tiêu chuẩn GAP hoặc hồ tiêu có chứng nhận như đã thực hiện trên cà phê…, nếu không thì rất khó giữ được thành quả như hiện nay khi mà sản xuất hồ tiêu còn mang nhiều yếu tố thiếu bền vững.

Thuận Nguyễn


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.