Multimedia Đọc Báo in

Liên kết "4 nhà" và bài học từ quả vải

09:40, 29/07/2015

Được mùa mất giá là điệp khúc buồn trong sản xuất, tiêu thụ các loại nông sản. Nguyên nhân của tình trạng này do bên cạnh vấn đề quy hoạch còn nhiều bất cập của ngành nông nghiệp; chạy theo trào lưu của nông dân là sự thiếu liên kết giữa 4 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp (DN). Sự thành công của vải thiều Bắc Giang trong việc chinh phục thị trường thế giới có thể là kinh nghiệm cho địa phương khác làm theo.

Trong chuyến công tác tại TP. Buôn Ma Thuột vừa qua, ông Nguyễn Đức Kiên, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Bắc Giang đã chia sẻ về hành trình phát triển của vải thiều. Theo đó, loại cây này được trồng tại địa phương từ năm 1946, đến nay đã trở thành thương hiệu nổi tiếng của tỉnh. Hiện tại, diện tích vải thiều ở đây đã lên đến gần 32.000ha, sản lượng hằng năm đạt khoảng 200.000 tấn, trong đó, hơn 1/3 diện tích được sản xuất theo quy trình VietGAP và GlobalGAP. Địa phương cũng đẩy mạnh đầu tư ứng dụng công nghệ của Israel và công nghệ bảo quản nông sản CAS (công nghệ bảo quản tế bào) của Nhật Bản, có thể bảo quản chất lượng trái cây gần như nguyên bản trong vài tháng đến 10 năm và các công nghệ theo tiêu chuẩn châu Âu vào sản xuất. Không chỉ vậy, tỉnh này còn rất quyết liệt trong việc xây dựng và giữ vững thương hiệu vải thiều thông qua nhiều giải pháp. Theo đó, UBND tỉnh và các DN đã chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, trong đó, vải thiều được quảng bá, giới thiệu một cách hiệu quả hơn khi được Vietnam Airline chọn làm món tráng miệng cho thực khách trên hơn 1.000 chuyến bay. Đặc biệt, Bắc Giang đã mời sứ quán của 10 nước tại Hà Nội đến các vùng trồng vải tham quan, thưởng thức nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó, các DN tham gia xuất khẩu được địa phương trích ngân sách hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết hồ sơ, thủ tục. Nhờ đó, bên cạnh thị trường xuất khẩu truyền thống là Trung Quốc, vụ vải vừa qua, sản phẩm này đã lần đầu tiên có mặt ở những thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Pháp...

Kinh nghiệm từ sản xuất, tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc Giang cho thấy, nếu được sự quan tâm, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành chức năng và tăng cường mối liên kết “4 nhà” thì giá trị nông sản sẽ được nâng lên và thị trường sẽ được rộng mở.

Minh Thông

 


Ý kiến bạn đọc


(Video) Khoác “áo mới” cho đô thị Buôn Ma Thuột
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Đắk Lắk, TP. Buôn Ma Thuột đang từng ngày đổi thay, phát triển trở thành đô thị hiện đại, văn minh, giàu bản sắc, giữ vai trò là đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên. Đặc biệt, nhằm hướng đến chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024), thành phố đã lựa chọn hàng loạt công trình đưa vào đợt thi đua đặc biệt để thực hiện. Qua đó, góp phần làm cho đô thị Buôn Ma Thuột ngày càng khởi sắc hơn.