Multimedia Đọc Báo in

Công việc lặng thầm vì dòng điện quốc gia

10:06, 25/09/2015

Bất kể ngày hay đêm, mùa mưa cũng như mùa khô, những người thợ truyền tải điện vẫn không quản khó khăn, băng rừng, lội suối, bảo vệ an toàn cho từng vị trí cột điện và giữ cho dòng điện quốc gia luôn thông suốt, an toàn.

Các công nhân truyền tải điện phải có mặt khắp nơi, chăm sóc từng đường dây, cột điện, mùa mưa thì kè móng và chặt cây cao ảnh hưởng đến hành lang an toàn lưới điện, còn mùa khô thì ngăn chặn sự cố đường dây do cháy rừng. Những lúc lưới điện xảy ra sự cố, họ lập tức lên đường xử lý, khắc phục bất kể thời gian, thời tiết như thế nào. Để hoàn thành nhiệm vụ vận hành hệ thống điện thông suốt, an toàn, các công nhân phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý các khiếm khuyết của lưới điện. Bởi vậy, họ thường xuyên phải nếm trải cảm giác ngồi trên cột điện cao đến cả 100 mét cheo leo giữa núi rừng hay đánh đu với những đường dây băng qua sông, suối. Tất cả các công việc trên lưới phải hoàn thành trước giờ đóng điện, nên cả tổ công tác phải phối hợp nhịp nhàng, thao tác khẩn trương chính xác và nhiều khi phải ăn cơm trên cột điện. Áp lực với người thợ còn lớn hơn khi phải đi trên dây để kiểm tra tình trạng dây dẫn, cẩn thận siết lại từng con ốc, tháo kiểm tra các mối nối, lau chùi, thay sứ hay làm chuông gió và bôi keo chống…chim trời. Anh Đặng Văn Hưng (Đội truyền tải điện Buôn Ma Thuột) tâm sự, làm thợ truyền tải điện thì “đi đêm về hôm” là chuyện thường xuyên, nên phải có sức khỏe thật tốt để đi rừng, leo trụ và tâm lý vững vàng, kỹ năng thành thạo mới hoàn thành nhiệm vụ và bảo đảm tuyệt đối an toàn.
Đánh đu trên đường dây để làm nhiệm vụ là công việc thường ngày  của công nhân truyền tải điện.
Đánh đu trên đường dây để làm nhiệm vụ là công việc thường ngày của công nhân truyền tải điện.

Truyền tải điện Đắk Lắk hiện quản lý, vận hành 3 cung đoạn đường dây 500kV, với tổng chiều dài gần 369 km, trong đó, đường dây Pleiku – Đắk Nông (106,6 km), Pleiku – Di Linh (136 km), Pleiku – Mỹ Phước – Cầu Bông (gần 126 km); 9 cung đoạn đường dây 220kV với tổng chiều dài 358km và 4 máy biến áp 220kV, 110kV trên địa phận tỉnh Đắk Lắk và một phần tỉnh Đắk Nông, Lâm Đồng. Anh Đoàn Thế Thuận, Trưởng phòng Kỹ thuật, Truyền tải điện Đắk Lắk cho biết, công tác quản lý, vận hành gặp nhiều kho khăn do đường dây đi qua phần lớn khu vực rừng núi chia cắt, sườn dốc, nhiều sông suối, mùa khô dễ cháy rừng cao, mùa mưa dễ bị sạt lở, cây cao ngã đổ, giông sét. Vì vậy, đơn vị thường xuyên kiểm tra kịp thời phát hiện xử lý các bất thường để vận hành an toàn lưới điện. Trước mùa mưa năm nay, đơn vị đã chặt tỉa cây cao có khả năng gãy đổ gần cột điện, đường dây trong phạm vi hành lang, tiếp đất và tiếp ngọn để hạn chế sét đánh, thay bát sứ vỡ, hỏng và gia cố móng trụ. Những vị trí ven sườn dốc, sông suối có khả năng sạt lở thì được đặc biệt chú trọng để bảo đảm vận hành an toàn. Cùng với đó, đơn vị còn tổ chức tuyên truyền về Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26-2-2014 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện và vận động người dân sinh sống gần đường dây ký cam kết không đốt rừng, nương rẫy, trộm cắp, thả diều, xây dựng công trình vi phạm khoảng cách an toàn đối với đường dây điện… “Để người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số chung tay bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, phải về tận từng thôn, buôn phối hợp với các già làng, trưởng buôn kiên trì vân động cho bà con hiểu và chấp hành”, anh Thuận cho biết thêm.

 Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(Video) Nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ công
Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công để tạo thuận cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, xây dựng nền hành chính công phục vụ, thông thoáng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trong của cải cách hành chính mà các cấp, ngành, địa phương của tỉnh đang nỗ lực thực hiện.