Multimedia Đọc Báo in

13 tỉnh, thành phố được tài trợ thực hiện dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững

22:08, 18/10/2015
Sáng 16 – 10, Sở NN – PTNT tổ chức Hội nghị giới thiệu dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT). 
Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 625/QĐ/-TTg ngày 13 – 5 – 2015 do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, thời gian thực hiện 6 năm (2015 – 2020). Địa phương thực hiện dự án gồm 13 tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang… với 4 hợp phần: Tăng cường năng lực thể chế thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Phát triển chuỗi giá trị lúa gạo bền vững; Phát triển cà phê bền vững; Quản lý dự án. Tổng vốn đầu tư là 301 triệu USD, trong đó vốn IDA (Hiệp hội phát triển Quốc tế) của Ngân hàng Thế giới là 237,2 triệu, vốn đối ứng của Chính phủ 28,8 triệu, vốn tư nhân 35 triệu USD.
 
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn phát biểu tại Hội nghị
Ông Huỳnh Quốc Thích, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT phát biểu tại Hội nghị
Mục tiêu chung của dự án là góp phần triển khai thực hiện “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp” thông qua việc tăng cường năng lực thể chế của ngành, đổi mới phương thức quản lý canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho ngành cà phê và lúa gạo.
 
Đối với hợp phần cà phê, dự án sẽ hỗ trợ 63.000 nông dân trên diện tích 69.000 ha được tham gia tập huấn về biện pháp canh tác cà phê bền vững và tái canh nhằm tăng lợi nhuận khoảng 20% (tương đương 15 triệu đồng/ha), trong đó hỗ trợ tái canh 9.000 hộ (10.000 ha).
 
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tại Đắk Lắk, dự án chỉ triển khai hợp phần Phát triển cà phê bền vững và Quản lý dự án với tổng nguồn vốn 12,589 triệu USD. Dự kiến, toàn tỉnh có 10.000 ha cà phê tham gia vùng dự án, tập trung tại 7 huyện: Cư M’gar, Krông Pắk, Krông Năng, Cư Kuin, Ea H’leo, Krông Búk, thị xã Buôn Hồ.
 
Thanh Hường
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.