Multimedia Đọc Báo in

Dành tối thiểu 0,1% tổng thu ngân sách cho hoạt động khuyến công

13:19, 08/11/2015
Theo kế hoạch của UBND tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, sẽ đầu tư gần 137 tỷ đồng cho hoạt động khuyến công, trong đó, kinh phí khuyến công địa phương gần 17,6 tỷ đồng, khuyến công quốc gia 33 tỷ đồng, còn lại là kinh phí của đơn vị thụ hưởng.
 
Đối với địa phương, hằng năm sẽ trích tối thiểu 0,1% tổng thu ngân sách của tỉnh (khoảng 3,5 tỷ đồng/năm) cho hoạt động khuyến công. Nguồn kinh phí này sẽ dành cho các nội dung: tổ chức đào tạo nghề; hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và hỗ trợ máy móc thiết bị; phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; cung cấp thông tin về chính sách phát triển công nghiệp và khuyến công; hỗ trợ liên doanh, liên kết và phát triển cụm công nghiệp, làng nghề và xử lý ô nhiễm môi trường. Để thực hiện các nội dung này, UBND tỉnh giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch khuyến công hằng năm; xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp; hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn và làng nghề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm… 
 
Dây chuyền đóng gói bột ca cao của Công ty TNHH ca cao Nam Trường Sơn (huyện Krông Ana) được hỗ trợ bằng đề án khuyến công địa phương năm 2015
Dây chuyền đóng gói bột ca cao của Công ty TNHH ca cao Nam Trường Sơn (huyện Krông Ana) được hỗ trợ bằng đề án khuyến công địa phương năm 2015
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.