Multimedia Đọc Báo in

Vì sao tiêu thụ xăng E5 "ì ạch" ?

09:16, 09/05/2016

Việc đưa vào sử dụng xăng sinh học E5 đem lại nhiều lợi ích thiết thực, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp quốc gia bớt bị lệ thuộc vào vấn đề nhập khẩu nhiên liệu.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp (DN) đầu mối trong tỉnh lại chưa mặn mà với việc kinh doanh xăng E5 còn người tiêu dùng (NTD) thì ngại sử dụng loại xăng này vì chưa quen. Trong khi đó, 2 DN đầu mối tiên phong đưa vào kinh doanh xăng E5 trên địa bàn lại vấp phải trở ngại về đầu ra, doanh số bán ra của một trong hai DN trên trong thời gian một tháng chỉ được 200 lít xăng E5, chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với 1.500 lít xăng A92 tiêu thụ tại cùng một địa điểm.

Tháng 11-2015, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch truyền thông về xăng E5 bằng nhiều hình thức: trực quan, trên các phương tiện giao thông công cộng, báo chí, tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình phân phối xăng sinh học E5… UBND tỉnh giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan, DN đầu mối xăng dầu triển khai thực hiện kế hoạch và kịp thời báo cáo với tỉnh những khó khăn, vướng mắc nảy sinh. Thời gian qua, Sở Công thương cũng đã tuyên truyền về xăng E5 bằng hình thức băng rôn, khẩu hiệu nhưng hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, đến thời điểm này, vẫn chưa có bất kỳ hội nghị nào chính thức được tổ chức để chính quyền, DN cùng cơ quan chức năng liên quan ngồi lại thảo luận, hiến kế bàn giải pháp làm thế nào để thay đổi thói quen dùng xăng truyền thống của NTD. Quan trọng hơn, để nghe 6 DN đầu mối trao đổi, thống nhất và đưa ra phương án đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ loại xăng này trên địa bàn.

Giải bài toán thị trường cho một loại sản phẩm bình thường đã khó, đối với một loại nhiên liệu mới mẻ như xăng E5 lại càng không dễ. Phải chăng sự chậm trễ nói trên đây là nguyên nhân của việc tiêu thụ xăng E5 “ì ạch” trong thời gian vừa qua?

Trâm Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.