Multimedia Đọc Báo in

Đến năm 2020, Đắk Lắk sẽ trở thành trung tâm cung cấp giống cá rô phi cho Tây Nguyên

09:03, 03/06/2016
Bộ NN-PTNT vừa có Quyết định số 1639/QĐ-BNN-TCTS về việc quy hoạch phát triển nuôi cá rô phi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo 7 vùng sinh thái: Trung du miền núi phía Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và Tây Nguyên. 
 
Hình minh họa
Hình minh họa
Theo đó, đến năm 2020 cả nước sẽ có 33.000 ha mặt nước và 1.500.000 m3 lồng nuôi trên sông, hồ chứa lớn, trong đó 25% diện tích nuôi thâm canh và 15% diện tích nuôi trong ao đầm nước lợ theo hình thức nuôi chuyên canh hoặc kết hợp các đối tượng khác. Sản lượng cá rô phi đạt 300.000 tấn, trong đó 50-60% sản lượng đủ tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Sản xuất giống cá rô phi vằn; rô phi đỏ; rô phi lai (giữa rô phi vằn và rô phi xanh) đáp ứng 100% nhu cầu về số lượng và chất lượng, tạo công ăn việc làm cho 54.350 lao động trực tiếp và 5.000 lao động gián tiếp.
 
Riêng Tây Nguyên sẽ hình thành khu vực nuôi cá rô phi lồng bè, tập trung tại các hồ chứa thuận lợi về nguồn nước với 1.800 ha và 19.000 m3 lồng bè, sản lượng đạt 9.200 tấn; đến năm 2030 nâng lên 1.950 ha mặt nước và 38.000 m3 lồng bè, sản lượng đạt khoảng 10.750 tấn gắn với xây dựng thương hiệu phục vụ xuất khẩu. Tỉnh Đắk Lắk được ưu tiên đầu tư cơ sở sản xuất giống chất lượng cao để cung cấp cho khu vực Tây Nguyên. 
 
Định hướng đến năm 2030 diện tích nuôi cá rô phi của cả nước đạt 40.000 ha và 1.800.000m3 lồng nuôi, trong đó 40-45% diện tích nuôi thâm canh, 20-25% diện tích nuôi trong ao đầm nước lợ; 100% diện tích vùng nuôi cá rô phi tập trung được áp dụng quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, sản lượng cá rô phi đạt 400.000 tấn, trong đó 45-50% sản lượng phục vụ xuất khẩu; tạo công ăn việc làm cho 67.500 lao động trực tiếp và 8.000 lao động gián tiếp. 
 
Thanh Hường
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.