Multimedia Đọc Báo in

Di dời cơ sở chế biến lâm sản vào khu, cụm công nghiệp gặp khó

21:13, 05/08/2016
Thực hiện Quyết định 3244/QĐ-UBND ngày 14-12-2010 của UBND tỉnh về việc di dời các cơ sở chế biến lâm sản vào các khu, cụm công nghiệp (KCCN), đến nay toàn tỉnh mới có 17 doanh nghiệp, cơ sở chế biến gỗ được di dời vào các KCCN tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Ea H’leo, M’Đrắk, Cư Kuin, Krông Búk, Ea Kar và Ea Súp.
 
Nguyên nhân của tình trạng này do phần lớn các cơ sở chế biến lâm sản có năng lực tài chính hạn chế, cơ sở sản xuất và hạ tầng các KCCN chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh.
Bốc xếp gỗ qua chế biến chở đi tiêu thụ tại một cơ sở chế biến lâm sản trong Cụm công nghiệp Tân An 1
Bốc xếp sản phẩm gỗ chế biến lên xe tại một cơ sở chế biến lâm sản tại Cụm công nghiệp Tân An 1
 
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, trên địa bàn tỉnh hiện có 66 cơ sở chế biến lâm sản (có nguồn nguyên liệu để hoạt động) và 250 cơ sở mộc dân dụng, mỹ nghệ quy mô lớn. Từ đầu năm đến nay, sản lượng gỗ xẻ các loại đạt 847 m3, gỗ tinh chế 4.690 m3, gỗ dăm 14.644 tấn, ván nhân tạo 2.950 m3.
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.