Multimedia Đọc Báo in

Họp Ban Chỉ đạo Chương trình Sáng kiến Cảnh quan bền vững tỉnh

21:59, 16/12/2016
Chiều 16-12, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Chương trình Sáng kiến Cảnh quan bền vững (ISLA) để đánh giá tình hình triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh. Tham dự cuộc họp có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng, ông Daan Wensing – Giám đốc Chương trình ISLA toàn cầu và đại diện  các sở, ngành.
 
Ra mắt Ban Chỉ đạo Chương trình Sáng kiến Cảnh quan bền vững
Ra mắt Ban Chỉ đạo Chương trình Sáng kiến Cảnh quan bền vững
ISLA là chương trình do Tổ chức phi chính phủ Sáng kiến thương mại bền vững triển khai trên toàn thế giới theo hình thức kết nối công – tư để giải uyết các vẫn đề về môi trường, cảnh quan và sản xuất nông nghiệp bền vững. Tại Đắk Lắk, trong năm 2016, chương trình đã triển khai một số nội dung như xây dựng cơ chế quản lý hợp tác công - tư trong xây dựng cảnh quan bền vững; thiết kế, tư vấn và giám sát kỹ thuật trong quản lý nước; xây dựng các mô hình, tập huấn về nông lâm nghiệp cho các hộ trồng cà phê và đánh giá các giải pháp can thiệp hướng tới xây dựng cảnh quan bền vững. Trong năm 2017, chương trình sẽ triển khai một số hoạt động trọng tâm như: triển khai giải pháp tưới tiết kiệm, trữ nước và bổ sung nước ngầm nhân tạo; hoàn thiện hệ thống dữ liệu về các mô hình trồng xen cà phê và nông – lâm kết hợp; quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh, sử dụng hóa chất nông nghiệp và tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất bền vững… 
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại cuộc họp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng phát biểu tại cuộc họp

 Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Giang Gry Niê Knơng yêu cầu Ban Chỉ đạo Chương trình ISLA tỉnh cần sớm hoàn thiện chiến lược, nội dung và dự án liên quan; kết nối, phối hợp các nguồn lực hỗ trợ của các chương trình đầu tư công, đầu tư phát triển cảnh quan bền vững tỉnh; hỗ trợ và lồng ghép các nguồn lực để nhân rộng mô hình, sáng kiến hay cho người dân. Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành sẽ tạo điều kiện đề các nhà đầu tư, đối tác triển khai chương trình trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao.

Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.