Multimedia Đọc Báo in

Phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm

17:14, 16/12/2016

Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) vừa phối hợp với Sở khoa học - Công nghệ Đắk Lắk tổ chức tọa đàm đánh giá tiến độ triển khai kế hoạch kiểm soát chất lượng, xác định những khó khăn và hướng ưu tiên phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột trong tương lai.

Thực hiện Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của Châu Âu (EU Mutrap), tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành tổ chức tập huấn về quy trình sản  xuất và hệ thống kiểm soát nội bộ cho hơn 2.400 nông hộ ở 3 đơn vị triển khai mô hình. Việc kiểm soát chất lượng nội bộ được các doanh nghiệp cấp quyền sử dụng đánh giá nội bộ trước, sau đó Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột lập kế hoạch kiểm tra lại vào tháng 11-2016.

Toàn cảnh buổi tọa đàm
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Niên vụ 2015-2016, Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu cà phê 2-9 xuất khẩu được 6.444 tấn cà phê nhân có chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột tại các thị trường Bỉ, Nhật Bản, Rumani, Úc, Li Băng… Với thị trường trong nước, đơn vị đã đàm phán được khoảng 580 tấn cà phê nhân tại các TP: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Đắk Lắk. Riêng sản phẩm cà phê rang xay hiện đã có 11 đơn vị sử dụng logo chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột trên 13 sản phẩm được gắn logo với khoảng 60 tấn được thương mại.

n
Bà Ester OLivas Caceres,chuyên gia Dự án EU Mutrap phát biểu tại buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, bà Ester OLivas Caceres, luật sư tư vấn cao cấp, chuyên gia Dự án EU Mutrap cho rằng, việc phát triển chỉ dẫn địa lý trong tương lai cần có sự nỗ lực hợp tác của các thành viên cũng như hiệp hội và các cấp, ngành địa phương. Đặc biệt, việc xúc tiến phát triển chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột cần gắn với việc nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thanh Hường

 

 

            


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.