Multimedia Đọc Báo in

Tìm giải pháp thâm canh cà phê hiệu quả và bền vững

19:22, 27/12/2016

Ngày 26 - 12 tại huyện Cư M’gar, Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại việt Nam (VnSAT) tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Một số giải pháp thâm canh cà phê hợp lý để nâng cao hiệu quả và phát phát triển bền vững”.

Tham dự Hội nghị có đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, các Sở NN&PTNT và hơn 200 nông dân đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên.

Các đại biểu chủ tọa trả lời câu hỏi của nông dân
Các đại biểu chủ tọa trả lời câu hỏi của nông dân

Theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng 643.000 ha cà phê, giảm 154 ha so với năm 2015, trong đó diện tích cho thu hoạch hơn 599.000 ha. Niên vụ cà phê 2015-2016, năng suất cà phê cả nước đạt khoảng 24,3 tạ/ha giảm 0,2 tạ/ha so với niên vụ 2014-2015 do ảnh hưởng của hạn hán. Theo dự báo, những năm tiếp theo, do diện tích cà phê già cỗi cần tái canh tăng cao và biến động bất thường của thời tiết đặc biệt là hạn hán khiến diện tích cà phê có chiều hướng giảm. Do đó, việc ứng dụng tưới tiết kiệm, trồng giống mới, xen canh cây chắn gió... đang là giải pháp hiệu quả góp phần thâm canh và phát triển cà phê bền vững.

Quang cảnh Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị

Ngoài tiếp cận các kiến thức mới về mô hình tưới tiết kiệm, người dân còn được trao đổi trực tiếp với các đại biểu những thắc mắc trong quá trình canh tác cà phê, các giải pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hiệu quả, trồng tái canh, chăm sóc cà phê tái canh...

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.