Multimedia Đọc Báo in

Ưu tiên thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao

05:07, 28/02/2017
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định nhiều chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) được ưu tiên thực hiện.
 
Cụ thể, các dự án ưu tiêu là xây dựng vùng sản xuất cà phê, hồ tiêu CNC; mô hình ứng dụng CNC trong sản xuất cà phê khép kín kết hợp du lịch sinh thái; ứng dụng công nghệ lên men nhanh và sản xuất cồn xử lý ô nhiễm môi trường trong chế biến cà phê theo phương pháp ướt; xây dựng các mô hình hợp tác xã kiểu mới sản xuất kinh doanh hiệu quả theo hướng bền vững; xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất cà phê, tiêu, rau, hoa, bơ và bơ ứng dụng CNC; cơ sở hạ tầng vùng chăn nuôi bò sưa, bò thịt, lợn và gia cầm ứng dụng CNC; xây dựng 1 khu nông nghiệp CNC cấp tỉnh; chương trình phát triển kênh sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo hướng VietGAP.
 
Phát triển kênh sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo hướng VietGAP là một trong những dự án nông nghiệp công nghệ cao được ưu tiên. Trong ảnh: Một điểm thu mua rau đạt chuẩn VietGAP tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột
Phát triển kênh sản xuất, phân phối và tiêu thụ nông sản theo hướng VietGAP là một trong những dự án nông nghiệp công nghệ cao được ưu tiên. Trong ảnh: Một điểm thu mua rau đạt chuẩn VietGAP tại phường Khánh Xuân, TP. Buôn Ma Thuột
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng giao các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt quy hoạch phát triển ngành thủy lợi, chăn nuôi, thủy sản, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao năng lực hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, quản lý đất nông nghiệp, huy động nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp và ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Minh Thông
 
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.