Góp ý Đề án phát triển du lịch huyện Cư M'gar
Các đại biểu tham dự Hội thảo. |
Tham dự Hội thảo các nhà quản lý, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã đóng góp nhiều ý kiến xây dựng Đề án. Các đại biểu cơ bản thống nhất đối với Đề án do huyện chủ trì xây dựng; khẳng định với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên phong phú, các di sản văn hóa vẫn còn được lưu giữ, các nghi lễ và lễ hội truyền thống đặc sắc hằng năm diễn ra sôi nổi... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh đó, lĩnh vực du lịch của huyện Cư M’gar đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn chỉnh nên khó thu hút các nhà đầu tư; chưa có các khu, điểm du lịch; một số hộ sản xuất nông nghiệp sạch, bền vững nhưng không tập trung, quy mô sản xuất nhỏ lẻ nên phát triển du lịch nông nghiệp sẽ gặp trở ngại...
Đại biểu phát biểu ý kiến xây dựng Đề án. |
Một số ý kiến cho rằng Đề án đã xác định được tiềm năng nổi trội của huyện Cư M’gar so với các địa phương khác trong tỉnh về văn hóa truyền thống, văn hóa lễ hội, văn hóa tâm linh, sinh thái nông nghiệp chất lượng cao... để tập trung phát triển, tạo lợi thế so sánh với các địa phương khác. Tuy nhiên các giải pháp của Đề án đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, do đó cần xác định cụ thể hơn, tập trung đầu tư hoàn chỉnh một vài điểm được xem là thế mạnh để làm điểm nhấn thu hút khách, thúc đẩy du lịch huyện phát triển...
Khảo sát làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Êđê trên địa bàn huyện Cư M'gar. |
Trước đó, trong khuôn khổ hoạt động của Hội thảo, các đại biểu cũng đã tiến hành khảo sát một số điểm du lịch trên địa bàn huyện như: đồi Cư H’lâm, thác Drai Yông, bến nước buôn Sah B, làng nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Êđê...
Ý kiến bạn đọc