Multimedia Đọc Báo in

Kiếm tiền tỷ nhờ mô hình nuôi chim bồ câu Thái Lan

08:56, 30/05/2017

Năm 2006, thấy đất canh tác của gia đình quá cằn cỗi, trồng trọt không mạng lại hiệu quả cao, ông Phạm Xuân Tiến ở  thôn Tân Lập 3, xã Ea Kuăng (huyện Krông Pắc) đã tham quan nhiều mô hình nuôi trồng để tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp.

Trong một lần đến tỉnh Bình Dương, tình cờ thấy mô hình nuôi chim bồ câu giống nhập từ Thái Lan của Công ty TNHH Trí Dũng là mô hình kinh tế mới (toàn bộ sản phẩm công ty nhận bao tiêu và cam kết bảo đảm lợi nhuận chính đáng cho người nuôi) nên ông Tiến quyết định đầu tư cho mô hình này.

Ông Phạm Xuân Tiến (bìa phải) cùng cán bộ Hội nông dân xã Ea Kuăng tại trang trại chim bồ câu.
Ông Phạm Xuân Tiến (bìa phải) cùng cán bộ Hội nông dân xã Ea Kuăng tại trang trại chim bồ câu.

Mạnh dạn bỏ ra 2,5 tỷ đồng để xây dựng trang trại với diện tích 500 m2 và mua 5.000 cặp chim bồ câu đưa vào nuôi thử nghiệm, qua một thời gian chăm sóc thấy mô hình hiệu quả, năm 2016 ông Tiến  tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 2 trang trại, nuôi thêm 2.000 cặp chim giống. Lợi nhuận từ việc nuôi chim bồ câu sau khi trừ chi phí, ông Tiến thu về gần 1 tỷ đồng/năm.

Ông Tiến cho biết, chim bồ câu rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, sinh sản tốt. Một cặp chim trưởng thành thường đẻ 7-8 lứa/năm. Người nuôi chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chuồng trại và thức ăn như chuồng bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, bảo đảm tránh mưa và không có gió lùa, tiêm 4 lần vắc xin trong một năm là chim sinh trưởng, phát triển tốt, rất ít bệnh tật. Giá được công ty thu mua tương đối ổn định, một cặp chim ra ràng khoảng 140.000 đồng trở lên.

Bên cạnh việc tập trung chăm sóc các trang trại chim, ông Tiến còn trồng thêm 600 trụ tiêu và hơn 4 ha cà phê; chăn nuôi hàng trăm con gà ta, góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình, tạo công ăn việc làm cho nhiều thanh niên tại địa phương.

Hồng Chuyên.


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.