Multimedia Đọc Báo in

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Nhân lực cần phải đi trước một bước

14:28, 27/12/2017

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) bên cạnh yếu tố kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường thì nguồn nhân lực chất lượng vẫn là yếu tố quan trọng để thúc đẩy tiến trình sản xuất.

Nông nghiệp ƯDCNC là một nền nông nghiệp có sử dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực thông tin, sinh học, vật liệu mới, tự động hóa, quản lý, sau thu hoạch nhằm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao cho nông sản hàng hóa, bảo đảm phát triển ngành Nông nghiệp bền vững.

Trồng ngô biến đổi gen tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ.
Trồng ngô biến đổi gen tại xã Ea Siên, thị xã Buôn Hồ.

Khi ƯDCNC vào sản xuất thì nhân lực cũng phải có trình độ tương ứng để tiếp nhận kiến thức, kỹ thuật và vận hành các phương tiện, máy móc mới, hiện đại phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực trong nông nghiệp nói chung đang bị già hóa, bước dần qua ngưỡng tuổi lao động và vẫn làm việc theo kinh nghiệm. Còn tại các doanh nghiệp (DN) trồng trọt, chăn nuôi thì sử dụng lao động thời vụ, nhàn rỗi tại địa phương mà không có sự đào tạo bài bản hoặc chỉ học việc theo kinh nghiệm hay qua các lớp tập huấn do các DN tổ chức. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp ƯDCNC thường sử dụng giống mới với giá thành cao, chiếm một phần rất lớn trong chi phí sản xuất ban đầu, chưa kể việc đầu tư công nghệ sản xuất đi kèm như hệ thống tưới nước nhỏ giọt hay nhà lưới… Do đó, muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng ưu tiên chọn giống có chất lượng cao thì người sản xuất phải có sự hiểu biết nhất định về giống cũng như phương pháp canh tác hiệu quả để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế tối đa dịch bệnh, nâng cao hiệu suất sản xuất.

Trang trại chăn nuôi bò của Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Pốk, huyện Cư M'gar.
Trang trại chăn nuôi bò của Công ty TNHH MTV Cà phê Ea Pốk, huyện Cư M'gar.

Trong cơ cấu tổ chức sản xuất nông nghiệp, HTX, tổ hợp tác là đội ngũ tiên phong, nòng cốt trong việc tiếp cận và ƯDCNC vào sản xuất, tuy nhiên các tổ chức này lại thiếu nhân lực trình độ cao, có chuyên môn về quản lý để vận hành bộ máy cũng như maketting. Do đó, các HTX gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, ngắn hạn cũng như xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng làm cho việc tiếp cận khách hàng khó khăn hơn.

Để có nhân lực trình độ cao phục vụ phát triển nông nghiệp ƯDCNC thì điều quan trọng nhất là các DN, HTX, tổ hợp tác cần xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ, đó là con em của các cán bộ, công nhân tại DN, thành viên HTX, tổ hợp tác và nông dân” – ông Nguyễn Hoài Dương.

Theo Đề án phát triển nông nghiệp ƯDCNC của tỉnh, đến năm 2020, Đắk Lắk phấn đấu đưa tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ƯDCNC chiếm ít nhất 30% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh; người chăn nuôi được huấn luyện, đào tạo 70%, số hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đạt trên 60%, tỷ lệ các cơ sở chăn nuôi có công nghệ xử lý chất thải phù hợp 50%... Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, để đạt được mục tiêu đó, thời gian tới ngành sẽ tăng cường công tác phổ biến, thông tin, tuyên truyền vận động để DN và nông dân nâng cao nhận thức trong quá trình tổ chức sản xuất theo định hướng phát triển nông nghiệp ƯDCNC; tập trung ưu tiên đầu tư đúng mức cho công tác ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, định hướng giúp doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và nông dân sản xuất theo yêu cầu thị trường nhằm ổn định thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng đất. Đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, góp phần tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị gắn với thị trường ổn định; tập trung các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư các mô hình nông nghiệp ƯDCNC cho các HTX, tổ hợp tác…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.