Multimedia Đọc Báo in

Tọa đàm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

19:14, 07/12/2017
Sáng 7-12 Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Đắk Lắk, UBND huyện Cư M’gar, Công ty Cổ phần phân bón và hóa chất dầu khí Miền Trung tổ chức tọa đàm giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
 
Đại diện các Nhà khoa học, nhà quản lý trực tiếp trả lời các câu hỏi của bà con nông dân
Đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý trực tiếp trả lời các câu hỏi của bà con nông dân
 
Tại buổi tọa đàm, hơn 100 nông dân trên địa bàn huyện Cư M'gar đã được WASI giới thiệu về các giống cây trồng mới thích hợp với đặc thù khí hậu của địa phương như giống cà phê T R4, TR5TR6, TR7, TRS1; hồ tiêu Vĩnh Linh; giống bơ Booth 7, TA1; dâu lai VA-201; các quy trình tưới tiết kiệm nước, chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng trên cây cà phê bằng việc phân tích đất và lá… Đồng thời, các nhà khoa học, nhà quản lý còn giải đáp các thắc mắc liên quan đến cách lựa chọn cây giống cà phê, hồ tiêu đạt chuẩn; kỹ thuật trồng và phòng bệnh cho cây cà phê tái canh; chăm sóc cà phê trong bối cảnh biến đổi khí hậu; thu hoạch, bảo quản cà phê sau thu hoạch, các chính sách hỗ trợ trong nông nghiệp… 
 
 
Quang cảnh buổi tọa đàm
Đại diện các tổ chức nông dân trình bày các vướng mắc trong quá trình sản xuất
 
Qua buổi tọa đàm, đại diện các tổ chức nông dân cũng kiến nghị Nhà nước, các nhà khoa học quan tâm hướng dẫn bà con cách lựa chọn và sử dụng phân bón, thuốc BVTV. Đặc biệt là cần siết chặt hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng bởi đây là mặt hàng có ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến hiệu quả sản xuất của bà con nông dân.
Thanh Hường
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.