Multimedia Đọc Báo in

Đề nghị bổ sung vốn thực hiện Tiểu dự án Buôn Ma Thuột

16:48, 02/04/2018
Để bảo đảm tiến độ thực hiện Tiểu dự án Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh vừa có văn bản đề nghị thường trực HĐND tỉnh cho đăng ký sử dụng 2 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á để bổ sung vào một số gói thầu của Tiểu dự án này. 
 
Cụ thể, UBND tỉnh đề nghị thường trực HĐND tỉnh cho đăng ký sử dụng 2 triệu USD từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và đối ứng ngân sách tỉnh là 10,3 tỷ đồng để bổ sung vào một số gói thầu thuộc Tiểu dự án Buôn Ma Thuột.
 
Số tiền trên sẽ được dùng để bổ sung vào gói thầu BMT1 ở hạng mục xử lý nước rỉ rác và BMT2 xây dựng đường vành đai chiến lược Trần Quý Cáp (từ ngã bà Trần Quý Cáp – Mai Thị Lựu đến Lê Duẩn, TP Buôn Ma Thuột). Trước đó, tháng 12-2017, HĐND tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh tăng vốn Tiểu dự án Buôn Ma Thuột với số tiền hơn 115 tỷ đồng (trong đó ngân sách tỉnh hơn 58 tỷ đồng, TP. Buôn Ma Thuột 57 tỷ đồng).
 
Đường Trần Quỹ Cáp đang cần vốn để hoàn thiện
Đường Trần Quỹ Cáp đang cần vốn để hoàn thiện
Tiểu dự án Buôn Ma Thuột thuộc Dự án phát triển các thành phố loại 2 được triển khai tại 3 tỉnh Đắk Lắk, Quảng Nam và Hà Tĩnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24-5-2013. Dự án sử dụng vốn vay của ADB, với mục tiêu tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và xử lý môi trường nhằm thúc đẩy các thành phố: Buôn Ma Thuột, Tam Kỳ và Hà Tĩnh phát triển. 
 
Tiểu dự án Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh phê duyệt ngày 5-6-2013 và giao UBND TP. Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, với tổng mức vốn trên 862 tỷ đồng, riêng vốn vay ADB hơn 658,5 tỷ đồng. Tiểu dự án được chia thành 3 hợp phần gồm BMT1 là hạng mục quản lý môi trường, chất thải rắn và xây dựng bãi chôn lấp; BMT2 và BMT3 nhằm xây dựng tuyến đường chiến lược Trần Quý Cáp – Mai Thị Lựu (vành đai phía Đông Nam TP. Buôn Ma Thuột) với tổng chiều dài 6,5 km nối liền Quốc lộ 26 và đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14). Tiểu dự án khởi công từ ngày 28-2-2014 và dự kiến hoàn thành vào ngày  31-7-2019.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.