Multimedia Đọc Báo in

Agribank Đắk Lắk qua góc nhìn của báo chí

09:19, 21/06/2018

Thời gian qua, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí tại địa phương và các cơ quan thường trú để tuyên truyền về hoạt động của mình. 

Agribank Đắk Lắk luôn xác định báo chí là một kênh truyền thông có ảnh hưởng rộng rãi trong công chúng, làm tốt công tác phối hợp truyền thông với báo chí sẽ tạo hiệu ứng tích cực trong việc tuyên truyền về vai trò của Agribank trong thực thi các đường lối, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm của Agribank nói chung và của đơn vị nói riêng, đến công chúng. Với sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, các cơ quan báo chí đứng chân trên địa bàn tích cực hỗ trợ Agribank Đắk Lắk trong hoạt động truyền thông. Nội dung tuyên truyền chủ yếu, trọng tâm là về vai trò của Agribank trong thực thi đường lối, chính sách, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đóng góp của Agribank trong đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân; vai trò của Agribank Đắk Lắk trong sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Đồng thời các cơ quan báo chí cũng đã phản ánh kịp thời các hoạt động của Agribank Đắk Lắk trong việc tiên phong thực thi chính sách tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng tại địa phương; các hoạt động, sự kiện quan trọng của Agribank Đắk Lắk; hoạt động đoàn thể, an sinh xã hội và các sản phẩm dịch vụ của Agribank…

Phóng viên đang tác nghiệp tại một sự kiện của Agribank Đắk Lắk.
Phóng viên đang tác nghiệp tại một sự kiện của Agribank Đắk Lắk.

Có thể nêu một số tin, bài, phóng sự tiêu biểu trong số các bài viết về Agribank Đắk Lắk trong những tháng đầu năm 2018 như: Vốn tín dụng của Agribank Đắk Lắk “tiếp sức” cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên làm giàu (Báo Đắk Lắk); Agribank Đắk Lắk: Đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM trong Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 (Báo Đắk Lắk, Cổng thông tin Điện tử Đắk Lắk); Agribank Đắk Lắk tổ chức thành công chương trình An sinh “Agribank Tết nghĩa tình - Mậu Tuất 2018” (Báo Đắk Lắk, Cổng thông tin Điện tử Đắk Lắk); Agribank Đắk Lắk: Tạo điều kiện cho nông dân dân tộc thiểu số giảm nghèo (VOV); Agribank đồng hành cùng “Việt dã và Marathon toàn quốc – Giải báo Tiền Phong, lần thứ 59, năm 2018” (Báo Tiền Phong, Báo Đắk Lắk); Agribank Đắk Lắk đồng hành cùng nông dân (Báo Tiền Phong); Agribank Đắk Lắk – Một năm “bận rộn” với công tác an sinh xã hội (Đặc san Nhà báo và cuộc sống Đắk Lắk); Phóng sự “Agribank  Đắk Lắk 30 năm tiếp bước đổi mới, vững vàng phát triển” (Đài Phát thanh – Truyền hình Đắk Lắk); Dư nợ cho vay của Agribank Đắk Lắk tăng 560 lần (Báo Dân Việt)…

Các hoạt động của Agribank Đắk Lắk được phản ánh qua kênh truyền thông, đã nhận được sự phản hồi tích cực của công chúng bạn đọc trong và ngoài tỉnh, bởi qua kênh thông tin này, chính sách về tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn được tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, góp phần đưa chính sách tín dụng phục vụ “Tam nông” của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đi vào cuộc sống.

Hoạt động kinh doanh tại Agribank Đắk Lắk tiếp tục đạt được những con số ấn tượng: Dư nợ cho vay đạt 11 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm tỷ trọng 90% tổng dư nợ; huy động vốn từ dân cư đạt trên 6 nghìn tỷ đồng… Bên cạnh thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, Agribank Đắk Lắk còn tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội và đẩy mạnh kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Giang Nam – Quốc Lương 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.