Multimedia Đọc Báo in

Làm giàu từ nuôi dê

09:07, 20/07/2018

Nhận thấy việc nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi phí đầu tư thấp và ít tốn công chăm sóc, đầu năm 2013, anh Nguyễn Văn Hiến (thôn Hợp Thành, xã Cư Huê, huyện Ea Kar) đã mạnh dạn mua 10 con dê mẹ về nuôi.

Khi mới nuôi dê, anh Hiến cũng gặp khó khăn do giá dê liên tục xuống thấp, nhiều thời điểm chỉ còn 15.000 đồng/kg. Trong khi nhiều hộ chăn nuôi chấp nhận chịu lỗ để chuyển sang các mô hình sản xuất, kinh doanh khác thì anh Hiến vẫn kiên trì chăm sóc và duy trì đàn dê của gia đình. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, đàn dê của anh phát triển tốt. Đến nay, sau 5 năm vừa nuôi vừa nhân giống, đàn dê của gia đình anh đã tăng lên 50 con dê lớn nhỏ, trong đó có hơn 30 con dê mẹ; bình quân mỗi năm dê đẻ 2 lứa, mỗi lứa 2 con, đặc biệt có những lứa lên đến 3 - 4 con; dê nuôi khoảng 8 tháng có thể đạt trọng lượng từ 25-27 kg. Không chỉ bán dê thịt, anh Hiến còn bán dê con giống với giá 10 triệu đồng/cặp. Sau khi trừ hết chi phí, gia đình anh Hiến có thu nhập hơn 120 triệu đồng mỗi năm.

Anh Hiến bên chuồng dê của gia đình.
Anh Hiến bên chuồng dê của gia đình.

Anh Hiến chia sẻ: Việc nuôi dê cũng khá đơn giản, chủ yếu nắm được các đặc tính của loài dê để phòng ngừa dịch bệnh. Trước tiên, chuồng trại phải thông thoáng, sạch sẽ, tránh nắng nóng và sàn gỗ cách mặt đất khoảng từ 1-1,2 m, vì loài dê không ưa độ ẩm cao. Phía trước chuồng nuôi cần có một khoảng đất trống để theo dõi đàn dê, cho ăn, phối giống và phòng trị bệnh. Nuôi dê không mất công chăn thả, ít bị lây nhiễm mầm bệnh từ bên ngoài, chuồng trại đơn giản, nuôi dê còn có nguồn phân bón để chăm sóc cho cây trồng trong vườn.

Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, anh Hiến còn giúp đỡ hàng chục hộ khó khăn thoát nghèo và ổn định cuộc sống bằng việc cung cấp con giống; trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

Bình Nguyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.