Multimedia Đọc Báo in

Người cựu chiến binh năng động, làm kinh tế giỏi

09:14, 16/07/2018

Sau 5 năm tham gia quân ngũ làm nghĩa vụ quốc tế tại Lào, ông Phạm Ngọc Dần trở về quê hương với tỷ lệ mất sức lao động 60%. Năm 1986, ông cùng gia đình vào sinh sống tại thôn Lô 13, xã Dray Bhăng (huyện Cư Kuin).

Thời gian đầu, gia đình ông Dần chủ yếu trồng những loại cây ngắn ngày như ngô, đậu, lúa rẫy và đi làm thuê để kiếm sống. Khi tích lũy được ít vốn, ông đầu tư chăn nuôi heo, trồng cà phê và cây hoa màu ngắn ngày. Năm 2008, trong một lần về thăm quê, ông Dần có dịp tham quan mô hình sản xuất túi ni lông hiệu quả kinh tế cao. Khi trở vào Đắk Lắk, ông dồn hết vốn liếng, vay mượn thêm của bạn bè, người thân đầu tư 300 triệu đồng mở xưởng với một dây chuyền mỗi ngày sản xuất gần 150 kg túi ni lông, mỗi năm mang lại thu nhập gần 400 triệu đồng. Đến năm 2010, ông Dần mở rộng sản xuất, đầu tư thêm thiết bị máy móc. Hiện nay, xưởng của gia đình ông có hai dây chuyền sản xuất với công suất từ 300 - 400 kg túi ni lông/ngày, sau khi trừ chi phí gia đình ông có thu nhập gần 500 triệu đồng/năm. Xưởng của ông còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 - 15 lao động ở địa phương với mức lương ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Ông Dần trong vườn tiêu của gia đình.
Ông Dần trong vườn tiêu của gia đình.

Ngoài sản xuất túi ni lông, gia đình ông Dần còn có thu nhập cao từ hơn 1 ha cà phê và 2,5 ha hồ tiêu. Để tiết kiệm chi phí, nhân công, ông đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt và sử dụng các loại phân sinh học giúp cây hồ tiêu phát triển bền vững, tránh được dịch bệnh. Ông Dần luôn chịu khó tìm hiểu nghiên cứu cách chọn giống, chăm sóc cũng như phòng chống các dịch bệnh trên cây trồng nhằm đưa vào áp dụng tại vườn của gia đình.

Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Dần luôn sẵn lòng giúp đỡ, chia sẻ với các hội viên cựu chiến binh và bà con trong thôn về kinh nghiệm sản xuất, phát triển kinh tế.

Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.