Multimedia Đọc Báo in

Tọa đàm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

14:50, 25/07/2018

Sáng 25-7, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên phối hợp với UBND huyện Buôn Đôn và Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Tham dự buổi tọa đàm, gần 100 đại biểu là nông dân trên địa bàn huyện đã được tìm hiểu về 10 giống cà phê vối vô tính đã được Bộ NN–PTNT công nhận chính thức TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR12, TR13 và hạt lai đa dòng TRS1; 2 giống cà phê chín muộn TR14, TR15 đang được Bộ NN–PTNT công nhận cho sản xuất thử; 2 giống bơ TA1 và Booth 7 đã được công nhận chính thức; bơ TA3, TA5, TA 40, Reed công nhận tạm thời; các quy trình nhân giống cà phê vô tính, quản lý cây trồng tổng hợp, ứng dụng enzyme trong chế biến cà phê, công thức bón phân phổ biến cho cà phê kinh doanh mùa mưa, hồ tiêu sau thu hoạch trên địa bàn Tây Nguyên…

Đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp giải đáp các câu hỏi cho nông dân
Đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp giải đáp các câu hỏi cho nông dân

Cũng tại buổi tọa đàm, đại diện các nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp giải đáp các thắc mắc của nông dân liên quan đến việc lựa chọn các giống cà phê, hồ tiêu, dâu để áp dụng sản xuất trên địa bàn huyện; các loại sâu bệnh đang gây hại trên vườn cây của nông hộ như bệnh thán thư, khô cành trên cây điều, chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu, rỉ sắt trên cây cà phê, vàng lá trên cây cam, quýt… 

Nông dân huyện Buôn Đôn trình bày tình hình sâu bệnh trên vườn hồ tiêu của gia đình
Nông dân huyện Buôn Đôn trình bày về tình hình sâu bệnh trên vườn hồ tiêu của gia đình

Tiến sĩ Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên khuyến cáo, nông dân cần phải phân tích mẫu đất để biết chất đất, hàm lượng dinh dưỡng cũng như độ chua của đất… để lựa chọn cây trồng phù hợp và công thức bón phân hợp lý. Việc phun thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ quy trình hướng dẫn, sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng bệnh để bảo đảm hiệu quả sử dụng cao nhất cũng như bảo đảm chất lượng sản phẩm thành phẩm.

Thanh Hường

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.