Multimedia Đọc Báo in

Nông dân Krông Bông lo lắng khi hàng trăm héc-ta sắn nhiễm bệnh

08:58, 20/08/2018
Theo thống kê, hiện nay đã có 120,3 ha sắn của bà con nông dân các xã Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao (huyện Krông Bông) bị nhiễm vi rút khảm lá sắn. Đây là loại bệnh mới xuất hiện trên địa bàn huyện Krông Bông khiến nông dân hoang mang, lo lắng.
 
Các xã Cư Pui, Cư Đrăm và Yang Mao có 4.110 ha đất trồng sắn. Những năm qua diện tích sắn luôn ổn định, ít bị bệnh. Thời gian gần đây, một số hộ dân đã mua giống sắn của thương lái mang từ các tỉnh phía Nam về bán và rất nhiều diện tích sắn trồng từ giống này đã bị nhiễm bệnh. Như ở xã Cư Pui, hiện đã có 61/2.050 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá sắn và qua kiểm tra, diện tích sắn bị bệnh đều xảy ra với những diện tích trồng giống sắn do bà con mua của một số thương lái mang từ nơi khác về bán. Tương tự, xã Cư Đrăm có 35,5/1.753 ha và xã Yang Mao có 23,8/307 ha sắn cũng đã bị nhiễm loại bệnh này. 
 
Nông dân xã Cư Đrăm chăm sóc sắn.
Nông dân xã Cư Đrăm chăm sóc sắn.
Hiện nay, chính quyền các địa phương trên đang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Krông Bông kiểm tra, tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn cho bà con nông dân cách phòng ngừa, khắc phục bệnh khảm lá sắn, không để bệnh lan rộng ra diện tích sắn ở địa phương. Ông Nguyễn Công Tân, Phó Chủ tịch UBND xã Cư Đrăm cho biết: “Bệnh khảm lá sắn là loại bệnh mới xuất hiện trên địa bàn các xã vùng sâu nên nhiều bà con nông dân chưa nắm được cách phòng, chống bệnh này, khiến cho hàng chục héc-ta sắn của bà con nhiễm bệnh, có nguy cơ phải nhổ bỏ. UBND xã Cư Đrăm đã phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện tập huấn cho cán bộ nông nghiệp, ban tự quản và cộng tác viên các thôn, buôn về xử lý, phòng trừ bệnh khảm lá sắn”.  
 
Cơ quan chức năng địa phương khuyến cáo bà con nông dân không mua giống sắn không có nguồn gốc rõ ràng, sắn bị nhiễm bệnh; nhổ bỏ hết diện tích sắn bị nhiễm bệnh nặng; phun thuốc xử lý nấm, vi rút gây bệnh trên diện tích đất sắn đã được nhổ bỏ. Đồng thời, không trồng các loại cây trồng khác trên diện tích đất sắn mới được nhổ bỏ mà phải xử lý đất trong thời gian ít nhất 6 tháng; phun thuốc phòng ngừa đối với diện tích sắn chưa bị nhiễm bệnh... 
 
Tùng Lâm
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.