Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường công tác phòng trừ sâu bệnh hại trên cây sầu riêng ở huyện Krông Pắc

15:12, 18/08/2018

Ông Đỗ Doãn Toàn, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Krông Pắc cho biết, nhằm tăng cường công tác phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây sầu riêng, thời gian qua, Phòng NN-PTNT huyện đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 10 hội nghị, lớp tập huấn cho hơn 600 lượt hộ nông dân trên địa bàn.

Các hội nghị, lớp tập huấn đã mời chuyên gia của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và những địa phương trồng sầu riêng nổi tiếng của cả nước… để truyền đạt kiến thức cho nông dân. Nội dung tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật canh tác, kỹ thuật trồng, chăm sóc và xử lý ra hoa trên cây sầu riêng; giải đáp thắc mắc, kinh nghiệm phòng trừ các loại sâu bệnh hại phổ biến hay gặp trên cây sầu riêng và một số loại cây ăn trái khác; hướng dẫn phương pháp chọn giống và cách ghép cây sầu riêng; cung cấp thông tin cho nông dân về tiềm năng, triển vọng và thách thức trong việc phát triển cây sầu riêng; giới thiệu những địa chỉ tin cậy để hỗ trợ giống sầu riêng sạch, cách sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học và những giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả…

A
Người dân xã Ea Yông tiêm thuốc phòng bệnh cho cây sầu riêng.

Được biết, toàn huyện Krông Pắc hiện có hơn 1.000 ha sầu riêng tập trung ở các xã trọng điểm như Ea Yông, Ea Kênh… và đang mở rộng ở các xã lân cận. Những năm qua, do trúng mùa, được giá nên cây sầu riêng đã mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, cuối năm 2016, đầu năm 2017 có mưa trái mùa kéo dài khiến độ ẩm tăng cao, nấm phytophthora phát sinh gây hại trên 200 ha sầu riêng.

Nguyễn Gia

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.