Multimedia Đọc Báo in

Đã giải ngân được gần 1,4 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội

16:37, 01/10/2018
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Lắk cho biết, đơn vị đã giải ngân được gần 1,4 tỷ đồng trong chương trình cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.
 
Cụ thể, giải ngân cho 3 hộ tại TP. Buôn Ma Thuột và 1 hộ tại thị xã Buôn Hồ, với tổng số tiền 1 tỷ 355 triệu đồng để xây nhà ở mới. Đây là những hộ gia đình có công với cách mạng, số tiền trên là đợt giải ngân lần đầu (giải ngân 50% ngay sau khi khởi công), số tiền còn lại sẽ được giải ngân khi căn nhà bước vào giai đoạn hoàn thiện.
 
Dự án phát triển nhà ở xã hội độc lập cho cán bộ, công chức, viên chức của Quỹ Đầu tư phát triển Đắk Lắk dự kiến hoàn thành trong tháng 10-2018.
Dự án phát triển nhà ở xã hội độc lập cho cán bộ, công chức, viên chức của Quỹ Đầu tư phát triển Đắk Lắk dự kiến hoàn thành trong tháng 10-2018.
 
Được biết, NHCSXH Việt Nam đã phân bổ cho Đắk Lắk 10 tỷ đồng để thực hiện cho vay chương trình trên. Căn cứ vào tình hình thực tế và các quy định liên quan, Ban Đại diện Hội đồng Quản trị Chi nhánh NHCSXH Đắk Lắk đã phân bổ cho TP. Buôn Ma Thuột 7 tỷ đồng, thị xã Buôn Hồ 3 tỷ đồng. Đối tượng được vay vốn là những người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức. Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên. Lãi suất cho vay 4,8%/năm (0,4%/tháng); lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất khi cho vay.
 
Giang Nam  

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.