Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn sản xuất và tái canh cà phê bền vững

08:20, 21/11/2018

Ngày 20-11, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã tổ chức tập huấn sản xuất và tái canh cà phê bền vững cho 35 hộ nông dân tại xã Hòa Xuân (TP. Buôn Ma Thuột).

Chương trình tập huấn nằm trong Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) tỉnh Đắk Lắk.

Nông dân tham gia lớp tập huấn được khảo sát thực trạng sản xuất cà phê bao gồm các thông tin về hệ thống tưới nước, giống canh tác, số lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng mỗi năm, hình thức chế biến sau thu hoạch và bán sản phẩm, một số khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm...

Nông dân tham gia khảo sát về thực trạng sản xuất cà phê tại lớp tập huấn
Nông dân tham gia khảo sát về thực trạng sản xuất cà phê tại lớp tập huấn

Trong 3 ngày, cán bộ kỹ thuật của Dự án VnSAT triển khai các nội dung về kỹ thuật trồng mới, tái canh và chăm sóc cà phê thời kỳ kiến thiết cơ bản; kỹ thuật thâm canh bền vững đối với cà phê kinh doanh; các phương pháp thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm; các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất cà phê bền vững; tổ chức sản xuất và kinh tế trang trại. Ngoài việc học lý thuyết, nông dân tham gia lớp tập huấn còn được hướng dẫn kỹ thuật và thực hành ngay tại vườn cà phê của một số hộ gia đình trong vùng dự án.

Được biết, trong năm 2018, Dự án VnSAT tỉnh Đắk Lắk đã triển khai 80 lớp tập huấn với khoảng 2.800 nông dân trong vùng dự án tham gia. Ban quản lý dự án cũng tiến hành cấp chứng nhận cho nông dân, hợp tác xã đã hoàn thành chương trình tập huấn sản xuất và tái canh cà phê bền vững. Đây là một trong những điều kiện để nông dân đón nhận các hỗ trợ của dự án như: hỗ trợ thành lập mô hình sản xuất, tái canh bền vững; hỗ trợ mô hình tưới tiết kiệm, hỗ trợ tín dụng tái canh cà phê...

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.