Multimedia Đọc Báo in

Kiểm tra nội bộ các đơn vị được cấp quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột

10:47, 13/12/2018

Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột cho biết, đơn vị đang tổ chức Đoàn kiểm tra nội bộ việc sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột tại các đơn vị được cấp quyền sử dụng.

Theo đó, Đoàn đến kiểm tra thực tế tại đồng ruộng của nông hộ, sổ nhật ký nông hộ; việc áp dụng và thực hiện quy trình sản xuất, thu hoạch và chế biến cà phê; hoạt động truy nguyên nguồn gốc cà phê mang chỉ dẫn địa lý…

Thành viên Đoàn kiểm tra thu thập thông tin nông hộ tham gia sản xuất cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột tại thị xã Buôn Hồ
Thành viên Đoàn kiểm tra thu thập thông tin nông hộ tham gia sản xuất cà phê mang Chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột tại thị xã Buôn Hồ

Hiện tại, Đoàn đã kiểm tra được 9/12 đơn vị được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột. Theo đánh giá sơ bộ, các đơn vị thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực sản xuất cho nông dân; bản thân các nông hộ cơ bản chấp hành đầy đủ các yêu cầu về ghi chép nhật ký nông hộ; chăm sóc vườn cây theo đúng kỹ thuật, thu hái cà phê đạt tỷ lệ chín cao khoảng 90%...

kiểm tra việc chế biến cà phê mang chỉ dẫn địa lý tại một doanh nghiệp ở huyện Krông Pắc
Kiểm tra việc chế biến cà phê mang chỉ dẫn địa lý tại một doanh nghiệp ở huyện Krông Pắc

Kiểm tra nội bộ được Hiệp hội thực hiện định kỳ hằng năm nhằm đánh giá việc duy trì quyền sử dụng Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột áp dụng cho cà phê nhân Robusta của các đơn vị được cấp quyền sử dụng. Kết quả kiểm tra thực tế này là căn cứ để Hiệp hội đưa ra quyết định đồng ý cho các doanh nghiệp tiếp tục sử dụng chỉ dẫn địa lý hay không.  

Thanh Hường

 

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.