Multimedia Đọc Báo in

Người phụ nữ chăn nuôi giỏi

08:39, 08/01/2019

Ở thôn 3, xã Ea Khal (huyện Ea H’leo), chị Lê Thị Vân được biết đến là gương điển hình trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi nhờ vào mô hình nuôi heo siêu nạc.

Năm 2015, chị Vân vay mượn của anh em họ hàng 80 triệu đồng bắt tay vào xây dựng chuồng trại, thiết kế hầm biogas bảo đảm vệ sinh chuồng trại và mua 32 con heo giống. Để có được kinh nghiệm chăm sóc đàn heo, chị vừa tìm hiểu thêm sách báo, vừa học hỏi kinh nghiệm của các trang trại chăn nuôi trong vùng. Hiện tại chuồng trại nhà chị có hơn 80 con heo các loại, trong đó có 3 con heo mẹ để gây giống.

Chị Lê Thị Vân thôn 3, xã Ea Khal (huyện Ea H’leo) chăm sóc cho đàn heo sắp xuất chuồng.
Chị Lê Thị Vân thôn 3, xã Ea Khal (huyện Ea H’leo) chăm sóc cho đàn heo sắp xuất chuồng.

Chị Vân chia sẻ phương pháp chăn nuôi của mình: “Để đàn heo khỏe mạnh đạt năng suất, tôi thường chú ý đến vệ sinh chuồng trại. Ngoài thức ăn chính là cám công nghiệp thì cần cho chúng ăn các loại hạt như đậu, ngô... Ngoài ra, tôi cũng luôn lựa chọn các loại giống lai đạt chất lượng để phối cho ra đàn heo con khỏe mạnh”.

Nhờ chất lượng thịt heo tốt nên chị đã ký hợp đồng với những công ty chuyên đầu tư thức ăn và thu mua heo thịt tại chuồng. Nhờ đó chị cũng được tư vấn thêm kỹ thuật chăm sóc vật nuôi và bảo đảm đầu ra ổn định. Mô hình chăn nuôi này đã đem lại lợi nhuận bình quân mỗi năm cho gia đình chị Vân khoảng 150 triệu đồng.

Duyên Mai


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.