Multimedia Đọc Báo in

Agribank Đắk Lắk: Bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM trong dịp Tết

08:57, 01/02/2019
Để bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động ATM trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đảm bảo chất lượng dịch vụ, an toàn hoạt động ATM. 
 
Theo đó, các đơn vị phải đảm bảo hệ thống ATM hoạt động ổn định, an toàn thông suốt. Chủ động tiếp quỹ kịp thời trường hợp ATM hết tiền, tồn quỹ ở mức thấp, khắc phục kịp thời lỗi thiết bị phát sinh… đảm bảo ATM hoạt động thông suốt 24/7, không gây bức xúc cho khách hàng.
 
Bố trí cán bộ trực đường dây nóng 24/7 tại Chi nhánh để tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình giao dịch, nhằm đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Đồng thời, thường xuyên giám sát và kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị camera giám sát tại khu vực đặt máy ATM, thiết bị báo động, đảm bảo thiết bị hoạt động ổn định, thông suốt; bố trí bảo vệ trực 24/24 ở các điểm lắp đặt ATM, tăng cường công tác giám sát kịp thời phát hiện thiết bị lạ được gắn vào ATM. 
 
Khách hàng sử dụng dịch vụ ATM của Agribank
Khách hàng sử dụng dịch vụ ATM của Agribank
 
Động thái trên của Agribank Đắk Lắk nhằm thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công điện ngày 29-1-2019 về thực hiện đảm bảo an toàn, an ninh cho hoạt động ngân hàng  trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
 
Được biết, Agribank Đắk Lắk là ngân hàng thương mại có số lượng máy ATM và doanh số giao dịch cũng như số thẻ phát hành lớn nhất trên địa bàn tỉnh. Hiện tại đơn vị đang quản lý và vận hành 36 máy ATM, bố trí rộng khắp từ địa bàn thành thị đến vùng nông thôn; đã phát hành trên 150 nghìn thẻ ATM, bình quân mỗi ATM có trên 300 lượt giao dịch/máy/ngày. Năm 2018 doanh số giao dịch qua ATM của Agribank Đắk Lắk đạt 5.562 tỷ đồng. 
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.