Multimedia Đọc Báo in

Phát triển rừng Tây Nguyên theo hướng bền vững, đa chức năng

22:49, 03/04/2019
Ngày 3-4, Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp với Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Nhiệt đới tổ chức Diễn đàn Quản lý rừng bền vững ở Tây Nguyên trong bối cảnh thực thi Luật Lâm nghiệp mới.
 
Số liệu công bố tại diễn đàn cho thấy, rừng Tây Nguyên liên tục giảm trong những năm qua, từ hơn 2,8 triệu ha năm 2010 hiện còn hơn 2,5 triệu ha, trong đó có khoảng 300.000 ha đang bị tranh chấp, lấn chiếm. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng, ngành Lâm nghiệp cả nước nói chung, vùng Tây Nguyên nói riêng sẽ phát triển bền vững khi Luật Lâm nghiệp chính thức có hiệu lực từ ngày 1-1-2019 và Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030 mới được Chính phủ phê duyệt.
 
Quang cảnh diễn đàn
Quang cảnh diễn đàn
 
Tại diễn đàn, các chuyên gia, nhà quản lý đã thảo luận nhiều nội dung về chính sách, định hướng trong công tác phát triển rừng, quản lý rừng bền vững khu vực Tây Nguyên trong bối cảnh thực thi Luật Lâm nghiệp; các giải pháp phục hồi rừng, đầu tư trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến lâm sản, cải thiện sinh kế từ rừng... 
 
Đại biểu chia sẻ giải pháp phát triển rừng Tây Nguyên theo hướng bền vững
Đại biểu chia sẻ giải pháp phát triển rừng Tây Nguyên theo hướng bền vững

Trên cơ sở đó, diễn đàn đã đưa ra khuyến nghị một số giải pháp nhằm quản lý, phát triển rừng bền vững trên địa bàn Tây Nguyên. Trong đó, cần có cơ chế thích hợp bảo đảm công bằng trong chia sẻ lợi ích từ rừng; tăng cường năng lực cho cộng đồng, tổ chức, chính quyền địa phương nhằm quản lý rừng tốt hơn; đồng thời, thực hiện có hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đặc biệt, các đại biểu nhấn mạnh, cần phát triển rừng theo hướng đa chức năng, không chỉ tập trung sản xuất mà gắn với lợi ích về giải trí, môi sinh, đa dạng sinh học và văn hóa.

Minh Thông


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.