Multimedia Đọc Báo in

Thu hồi hàng ngàn héc-ta đất bỏ hoang, lấn chiếm vì dự án chậm tiến độ

15:08, 19/04/2019
Theo kết quả thống kê, kiểm tra 38 dự án có sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh thì hầu hết các dự án đều chậm tiến độ với diện tích đất lãng phí gần 6.500 ha. UBND tỉnh đã quyết định thu hồi 14 dự án với diện tích với gần 5.200 ha. 
 
Hai địa phương bị thu hồi nhiều đất nhất là huyện Buôn Đôn (4 dự án, hơn 1.142 ha) và Ea Súp (3 dự án, hơn 2.600 ha). Trong số này, nhiều dự án nhận đất rồi bỏ hoang nhiều năm gây bức xúc như Dự án trồng rừng kinh tế bằng cây cao su, diện tích hơn 361 ha của Công ty TNHH Hữu Bích (Buôn Đôn); Dự án đầu tư cải tạo trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng trên diện tích gần 800 ha của Công ty TNHH Sản xuất – Xuất nhập khẩu lương thực Bình Dương (Buôn Đôn).
 
Một dự án trên đường Nguyễn Tất Thành (TP. Buôn Ma Thuột) đã dừng thi công nhiều năm, gây lãng phí lớn
Một dự án trên đường Nguyễn Tất Thành (TP. Buôn Ma Thuột) đã dừng thi công nhiều năm, gây lãng phí lớn
 
Tương tự, tại Ea Súp nhiều dự án khoanh nuôi, bảo vệ rừng nhưng khi nhận đất xong thì bỏ hoang, để người dân lấn chiếm, xâm canh. Tiêu biểu là dự án của Công ty TNHH Anh Quốc diện tích gần 1.200 ha; Công ty Cổ phần Cao su Phú Riềng Kratie hơn 750 ha, Công ty cổ phần địa ốc Thái Bình Phát hơn 714 ha…
 
Điều đáng nói, các dự án bị thu hồi quyết định đầu tư, thu hồi đất khi đã bị người dân lấn chiếm, xâm canh trồng cây công nghiệp. Khi tỉnh thu hồi các dự án, thu hồi đất để giao về các huyện nhưng các địa phương không dám nhận vì thực tế chỉ “bàn giao trên giấy”, không còn đất, rừng.
 
Qua kiểm tra, UBND tỉnh tiếp tục gia hạn đối với 22 dự án với tổng diện tích hơn 570 ha, chủ yếu các dự án nhà ở, văn phòng làm việc… tại các đô thị. Trong số này TP. Buôn Ma Thuột có 5 dự án, với diện tích  hơn 11,5 ha; Ea H’leo 12 dự án, gần 8 ha; Ea Kar 3 dự án, gần 7,4 ha…
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.