Multimedia Đọc Báo in

Đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn thực hiện dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực thiên tai

18:17, 15/05/2019
UBND tỉnh vừa có văn bản đề xuất Trung ương hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi các khu vực thiên tai từ nguồn vốn vượt thu ngân sách Trung ương năm 2018.
 
Theo đó, Đắk Lắk là tỉnh có địa bàn rộng, có 47 dân tộc cùng sinh sống, nên công tác quản lý nhà nước và huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng rất khó khăn, nhất là ở vùng sâu vùng xa. Bên cạnh đó, dân di cư tự do gây áp lực về đầu tư hạ tầng, ổn định dân cư và áp lực di dân khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do thiên tai. Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018, tỉnh đã kiểm tra, rà soát hiện trạng các khu vực thường xuyên ngập lụt, sạt lở, gây nguy hiểm tính mạng, tài sản của người dân và có văn bản đề xuất Trung ương quan tâm xem xét, hỗ trợ địa phương hơn 802 tỷ đồng để thực hiện dự án di cư khẩn cấp khỏi khu vực thiên tai, sắp xếp, ổn định dân di cư, sửa chữa, khắc phục khẩn cấp hồ chứa, kè chống sạt lở. 
 
Một tuyến giao thông tại xã Hòa Phong, huyện Krông Bông bị sạt lở, hư hỏng trong một cơn lũ
Một tuyến giao thông tại xã Hòa Phong, huyện Krông Bông bị sạt lở, hư hỏng trong một cơn lũ
 
Trước mắt, UBND tỉnh đề xuất Chính phủ quan tâm ưu tiên bố trí vốn cho địa phương triển khai 2 công trình quan trọng, cấp bách là Dự án đê bao chống lũ tại xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắc, tổng mức đầu tư gần 119 tỷ đồng (trong đó, đề xuất Trung ương hỗ trợ gần 107 tỷ đồng) và Dự án di dân khẩn cấp khỏi vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở tại xã Ia J'lơi, huyện Ea Súp, số vốn 57 tỷ đồng (đề xuất hỗ trợ 51,3 tỷ đồng).
 
Minh Thông
 

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.