Multimedia Đọc Báo in

Hơn 101,2 tỷ đồng thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm

09:01, 16/05/2019

Ngày 7-5, UBND tỉnh đã ký Quyết định số 1040/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2030. 

Theo đó, đến năm 2020 tỉnh Đắk Lắk sẽ hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành chương trình OCOP; lựa chọn, nâng cấp 27 sản phẩm thế mạnh của các địa phương; công nhận 1 - 2 sản phẩm 5 sao cấp quốc gia, 10 đến 12 sản phẩm 3 - 4 sao cấp tỉnh; xây dựng 1 - 2 làng du lịch sinh thái cộng đồng; củng cố 20 - 30 tổ chức kinh tế sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp OCOP; xây dựng nhãn hiệu và xúc tiến thương mại giới thiệu sản phẩm OCOP tại 2 cụm điểm ki ốt bán hàng ở TP. Buôn Ma Thuột, 16 điểm ki ốt bán hàng tại 8 chợ trung tâm huyện, 4 cụm ki ốt tại các chợ đầu mối. Giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn 2030 tiếp tục duy trì các sản phẩm sẵn có và phát triển thêm 57 sản phẩm mới; phát triển 3 - 5 chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực…

Nông dân huyện Cư M'gar thu hoạch hồ tiêu
Nông dân huyện Cư M'gar thu hoạch hồ tiêu

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là hơn 101,2 tỷ đồng, trong đó gần 8,2 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (hơn 7,4 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, hơn 740 triệu đồng từ ngân sách địa phương); 5,5 tỷ đồng từ nguồn vốn lồng ghép khuyến nông, khuyến công, vốn sự nghiệp khoa học; hơn 87,5 tỷ đồng do các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vay vốn từ các tổ chức tín dụng, Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.