Multimedia Đọc Báo in

Bán đấu giá Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột

19:01, 03/08/2019
Sau 10 năm triển khai đầy tham vọng nhưng buộc phải “khai tử”, UBND tỉnh đã có quyết định bán đấu giá tài sản đối với khu đất Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột.
 
Khu đất có diện tích gần 5,1 ha, với nhiều hạng mục đã xây dựng có giá trị tài sản còn lại khoảng 6,2 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là tòa nhà văn phòng, nhà kho và các hạng mục công trình khác đã bỏ hoang nhiều năm nay. 
 
Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột đìu hiu sau hơn 10 năm triển khai
Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột đìu hiu sau hơn 10 năm triển khai
 
Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột ra đời cách đây 10 năm, với tham vọng sẽ biến nơi đây thành sàn giao dịch cà phê tầm cỡ trong nước và quốc tế. Thế nhưng sau khi khai trương bằng 100% vốn Nhà nước, rồi “khoác áo mới” bằng hình thức công ty cổ phần, Sàn giao dịch cà phê và hàng hóa Buôn Ma Thuột buộc phải chính thức đình chỉ hoạt động vào năm 2018 vì không có hoạt động giao dịch. 
 
Ngoài bán đấu giá khu đất này, UBND tỉnh còn quyết định bán đấu giá 5 khu đất khác gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, diện tích gần 4,3 ha, giá trị tài sản còn lại khoảng 31 tỷ đồng; Sở Xây dựng, diện tích gần 0,35 ha, giá trị tài sản còn lại gần 1 tỷ đồng; Trung tâm đấu giá tài sản, diện tích 0,25 ha, hết thời gian sử dụng; Rạp chiếu phim Kim Đồng, diện tích 700 m 2; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, diện tích hơn 972 m 2, giá trị tài sản còn lại trên 300 triệu đồng.
 
Hiện Sở Tài chính đang lập các thủ tục để bán đấu giá các trụ sở không còn nhu cầu sử dụng nêu trên. Để bán đấu giá các tài sản này, ngoài việc lập danh mục giá trị tài sản còn lại của những khu đất thì Sở Tài chính chủ trì lập hội đồng, lập quy hoạch chi tiết 1/500 đối với các lô đất nêu trên. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch 1/500 thì mới xác định được giá đất để có phương án đấu giá. Các tài sản còn lại của các khu đất, sau này cũng phải đánh giá, thẩm định lại. Những thủ tục cần thiết theo quy định sẽ được hoàn thành trong năm 2019.
 
Giang Nam

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.