Nông dân xã Buôn Tría đau đầu vì... "lúa ma"
“Lúa ma” có sức sống dai nên có thể mọc ở mọi loại ruộng, nhưng thích hợp nhất đối với các ruộng hay bị khô hạn, nguồn nước không ổn định. Đặc biệt, hạt lúa dại rụng xuống có thể trôi nổi theo dòng nước để phát tán, khi đã mọc thành cây thì không thể sử dụng thuốc trừ cỏ, buộc bà con nông dân phải làm thủ công bằng tay. Trường hợp làm đất không kỹ, không có thời gian ủ đất thì cây lúa dại càng có cơ hội sinh sôi, nảy nở. Hiện nay, hầu hết ở khắp các cánh đồng trên địa bàn xã Buôn Tría, bà con nông dân đang tích cực tiêu diệt “lúa ma” để cứu lúa trồng.
Người dân xã Buôn Tría nhổ "lúa ma" khu vực cánh đồng Tam Thiên. |
Theo thống kê của UBND xã Buôn Tría, vụ hè thu năm 2019 toàn xã gieo trồng 900 ha lúa nước. Trong đó, có khoảng 50% diện tích bị ảnh hưởng nặng do hiện tượng “lúa ma”, tập trung chủ yếu ở các cánh đồng: Tam Thiên, Đông Vinh, Hưng Giang, cầu Tre, khu vực Suối Cụt…
|
Tương tự, hộ chị Trần Thị Hải, thôn Đông Giang 2 có 1,5 ha/3 ha lúa của gia đình bị lúa dại xâm lấn. Đặc biệt, tại cánh đồng Tam Thiên – khu vực nguồn nước không ổn định, lúa dại mọc rất nhiều. Hiện nay, lúa thường đang chuẩn bị làm đòng nhưng hầu hết lúa dại đã trổ bông, nếu không xử lý kịp thời thì những hạt lúa dại rụng xuống, ảnh hưởng rất lớn đến việc gieo trồng vụ sau.
Chị Hải cho hay, với những ruộng có mật độ lúa dại vừa phải thì chị tranh thủ công đi nhổ, ruộng nhiều thì chấp nhận để vậy, chứ làm không nổi. Đặc biệt, cây lúa dại có nhiều lứa nên cứ nhổ hết đợt này lại mọc ra đợt khác, mất rất nhiều thời gian và công sức. Chị Phạm Thị Gấm, thôn Liên Kết 3 có hơn 2 ha/3 ha lúa bị ảnh hưởng do cây lúa dại. Do nhà neo người nên chị phải thuê thêm công nhổ lúa dại, hiện đã thuê 40 ngày công, với giá 180 nghìn đồng/công, tính ra khó có lãi khi thu hoạch lúa. Chị ước tính, ở một số diện tích có nhiều lúa dại, sản lượng lúa trồng có thể giảm tới 50%, những ruộng ít thì giảm 30%, những ruộng lúa dại quá nhiều không nhổ nổi thì đành bỏ, coi như mất trắng.
Ý kiến bạn đọc