Multimedia Đọc Báo in

Trồng thuốc lá ở vùng biên cho thu nhập ổn định

09:17, 03/12/2019

Cây thuốc lá là một trong những loại cây trồng chính trong vụ đông xuân, mang lại hiệu quả kinh tế cao của người dân huyện Ea Súp.

Tám năm qua, gia đình anh Nguyễn Văn Huy ở thôn 7 (xã Ya Tờ Mốt) vẫn trồng 4 sào thuốc lá. Đây là loại cây chịu hạn tốt, nên anh chỉ trồng và thu hoạch được vào khoảng tháng 11 đến tháng 3 năm sau, thời gian còn lại gia đình vẫn trồng được thêm 2 vụ lúa nước. Trung bình một vụ thuốc lá, anh thu được gần 2 tấn lá khô, với giá bán 37.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí còn thu lãi 50 triệu đồng.

Tương tự, gia đình bà Hoàng Thị Nhung ở thôn 14A (xã Ya Tờ Mốt) có 6 sào đất trồng thuốc lá. Mỗi vụ gia đình thu được 3 tấn lá khô, được doanh nghiệp đến tận nhà thu mua với giá 37.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thu lãi 90 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ loại cây này, mùa vụ năm nay, gia đình bà đã mở rộng diện tích trồng lên 1 ha, dự tính sẽ thu được gần 5 tấn thuốc lá khô.

Cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Long Hà (bên trái) hướng dẫn người dân  chăm sóc cây thuốc lá.
Cán bộ kỹ thuật Công ty TNHH Long Hà (bên trái) hướng dẫn người dân chăm sóc cây thuốc lá.

Bà Nhung cho biết, nhiều năm nay, gia đình vẫn lựa chọn trồng cây thuốc lá  trong vụ đông xuân, do loại cây này ít sâu bệnh, dễ trồng, vốn đầu tư ít mà lợi nhuận thu được cao gấp đôi so với trồng lúa. Cũng như nhiều người trồng thuốc lá, bà luôn chú trọng khâu làm đất, phải dùng vôi, thuốc kiến... để làm sạch đất, tiêu diệt sâu bệnh và cày xới đất thật kỹ, tạo độ tơi xốp trước khi gieo trồng nên cây trồng cho năng suất và chất lượng cao.

Gia đình bà Hoàng Thị Nhung (thôn 14A, xã Ya Tờ Mốt) chăm sóc cây thuốc lá mới trồng.
Gia đình bà Hoàng Thị Nhung (thôn 14A, xã Ya Tờ Mốt) chăm sóc cây thuốc lá mới trồng.

Hiện các công ty liên kết trên địa bàn huyện bao tiêu sản phẩm, cung cấp hạt giống, hỗ trợ kỹ thuật, phân bón trả chậm... giúp người dân yên tâm sản xuất. Anh Trần Văn Mệnh, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Công ty TNHH Long Hà, Chi nhánh Đắk Lắk cho biết, công ty đã thu mua thuốc lá cho người dân trong huyện hơn 10 năm nay, loại cây trồng này giúp người dân có thu nhập ổn định. Đến nay, công ty đã ký kết thu mua thuốc lá cho 220 hộ, với tổng diện tích là 120 ha và tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người dân phát triển sản xuất.

Toàn huyện Ea Súp có khoảng gần 400 ha trồng thuốc lá của 620 hộ dân tại các xã Ya Tờ Mốt, Ea Bung, Ea Lê, Ea Rốk, Ia J'lơi, Cư Kbang; năng suất đạt khoảng 4-5 tạ lá khô/sào. Sản phẩm được Công ty TNHH Long Hà và Công ty Thuốc lá nguyên liệu Khataco đóng chân trên địa bàn thu mua, giúp người dân có đầu ra ổn định.

Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.