Multimedia Đọc Báo in

Trưởng Ban công tác Mặt trận làm kinh tế giỏi

08:59, 05/12/2019

Năm 1987, gia đình ông Ngọc Văn Tại (dân tộc Tày) từ quê hương Cao Bằng vào sinh sống tại thôn 5, xã Cư Êwi (huyện Cư Kuin).

Khi mới vào lập nghiệp, gia đình ông Tại gặp rất nhiều khó khăn, không có đất sản xuất, phải làm thuê làm mướn để trang trải sinh hoạt hằng ngày. Nhờ chăm chỉ lao động, tích góp, đến năm 2008 gia đình ông mua được 5 sào đất trồng cà phê. Ông tích cực học hỏi kinh nghiệm của các hộ đi trước, tham gia tập huấn về ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng để áp dụng vào mô hình sản xuất của gia đình. Vừa chăm sóc cà phê, ông vừa chăn nuôi 4 con bò, 23 con dê và gần 100 con gà để “lấy ngắn nuôi dài” và tích lũy vốn.

Ông Tại phơi nông sản sau khi thu hoạch.
Ông Tại phơi nông sản sau khi thu hoạch.

Đến năm 2013, gia đình ông Tại mua thêm đất, mở rộng sản xuất. Hiện nay gia đình ông đã có 2 ha lúa, 2 ha cà phê xen hồ tiêu, 1,8 ha điều, gần 70 con heo thịt và gần 100 con gà. Nhờ áp dụng hiệu quả khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chăn nuôi nên cây trồng, vật nuôi của gia đình ông phát triển tốt; mỗi năm cho thu nhập gần 500 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí.

Không chỉ phát triển kinh tế giỏi, ông Tại còn tích cực tham gia công tác xã hội. Với vai trò Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn 5, ông luôn năng động, nhiệt tình với công việc; thường xuyên thăm hỏi các gia đình trong thôn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của bà con để có giải pháp giải quyết kịp thời. Ông tích cực tuyên truyền, vận động bà con chăm lo phát triển kinh tế văn hóa, xây dựng tinh thần đoàn kết, cùng nhau tham gia đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội địa phương.

Mỹ Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.