Multimedia Đọc Báo in

Đại hội đại biểu thành viên thường niên Quỹ Tín dụng nhân dân cao su Đắk Lắk

06:49, 11/01/2020

Sáng 10-1, Quỹ Tín dụng nhân dân cao su Đắk Lắk tổ chức Đại hội đại biểu thành viên thường niên nhiệm kỳ VI (2018 - 2022).

Năm 2019, Quỹ Tín dụng nhân dân cao su Đắk Lắk tiếp tục duy trì sự ổn định, bảo đảm an toàn trong kinh doanh. Đến 31-12-2019, Quỹ có 9.026 thành viên (tăng 8 thành viên so với năm 2018); tổng vốn điều lệ là 55,47 tỷ đồng, chiếm 7,43% nguồn vốn (tăng 0,4%); số dư tiền gửi đạt hơn 620 tỷ đồng (tăng 0,5%); dư nợ cho vay hơn 630 tỷ đồng; không có nợ xấu; doanh thu thực hiện 77,8 tỷ đồng; tổng lợi nhuận sau thuế gần 8,5 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước gần 1,6 tỷ đồng.

Các đại biểu tham dự đại hội
Các đại biểu tham dự đại hội

Đặc biệt, năm 2019 Quỹ mở thêm Điểm giới thiệu dịch vụ Ea Tóh tại thôn Tân Phú, xã Ea Toh, huyện Krông Năng, nâng tổng số điểm giao dịch lên 5 điểm. Cụ thể là huyện Cư M’gar, Cư Kuin, Krông Búk, Krông Năng, thị xã Buôn Hồ. Các điểm giới thiệu dịch vụ đã và đang đưa đến sự lựa chọn mới trong hoạt động tài chính cho người dân địa phương, góp phần đẩy lùi "tín dụng đen" trên địa bàn…

Điểm
Điểm giới thiệu dịch vụ Ea Toh đặt tại thôn Tân Phú, xã Ea Tóh, huyện Krông Năng

Căn cứ vào Đề án Tái cơ cấu lại Quỹ Tín dụng nhân dân cao su gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; chính sách tiền tệ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước; điều kiện kinh tế tại các vùng nông thôn thuộc địa bàn hoạt động, năm 2020 Quỹ điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định. Phấn đấu đến cuối năm 2020 đạt 8.126 thành viên, tổng nguồn vốn 725 tỷ đồng, dư nợ đạt trên 610 tỷ đồng, nợ xấu dưới 0,1%, doanh thu 74,75 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7,73 tỷ đồng, tỷ lệ an toàn vốn hơn 10%...

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.