Multimedia Đọc Báo in

Nghiệm thu mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo quy trình hữu cơ tại huyện Ea Súp

17:09, 28/04/2020
Chiều 27-4, tại cánh đồng thôn 14B, xã Ya Tờ Mốt, Hợp tác xã (HTX) Giảm nghèo Ea Súp (huyện Ea Súp) đã tổ chức thu hoạch và nghiệm thu sản phẩm lúa Briết và ST24 canh tác theo quy trình hữu cơ.
 
Mô hình sản xuất lúa Briết có diện tích 1 ha, thời gian canh tác 117 ngày, năng suất thu hoạch đạt 6,5 tấn lúa tươi/ha. Mô hình sản xuất lúa ST24 có diện tích 2,5 ha, thời gian canh tác là 127 ngày, năng suất đạt 6 tấn lúa tươi/ha. Cả hai mô hình đều sử dụng hoàn toàn các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, chế phẩm sinh học để bổ sung dinh dưỡng và phòng ngừa sâu bệnh.
 
Các đại biểu tham quan mô hình lúa Briết canh tác theo quy trình hữu cơ của hộ ông Nguyễn Văn Cảnh
Các đại biểu tham quan mô hình lúa Briết canh tác theo quy trình hữu cơ 
 
Theo đánh giá của HTX Giảm nghèo Ea Súp, năng suất lúa canh tác theo quy trình hữu cơ đạt khoảng 70% so với quy trình canh tác sử dụng các biện pháp hóa học. Tuy nhiên, giá trị thương mại của gạo canh tác theo hướng hữu cơ cao hơn nhiều so với canh tác theo quy trình thông thường. Vì vậy, HTX bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 9.000 đồng/kg lúa tươi đối với lúa ST24 và 11.000 đồng/kg lúa tươi đối với lúa Briết, cao hơn từ 1,5 – 2 lần so với các loại lúa khác cùng thời điểm.
 
Đại diện Phòng NN-PTNT huyện Ea Súp và HTX Giảm nghèo Ea Súp kiểm tra lúa ST24 vừa thu hoạch tại mô hình của ông Đào Văn Thành Tâm
Đại diện Phòng NN-PTNT huyện Ea Súp và HTX Giảm nghèo Ea Súp kiểm tra lúa ST24 vừa thu hoạch tại mô hình
 
Kết quả của hai mô hình trên là tiền đề để HTX Giảm nghèo Ea Súp nhân rộng trong vụ hè thu năm 2020, phát triển sản xuất lúa gạo chất lượng cao tại huyện Ea Súp. Ngoài ra, gạo Briết hữu cơ cũng đang được huyện Ea Súp lựa chọn đưa vào Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương.
 
Đinh Nga

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.