Multimedia Đọc Báo in

Xây dựng kế hoạch về lập hồ sơ mời thầu tư vấn lập quy hoạch tỉnh Đắk Lắk

15:48, 12/08/2020
Theo Vụ Quản lý quy hoạch (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đến nay cả nước đã có 45 địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, trong đó có tỉnh Đắk Lắk.
 
Xác định được tầm quan trọng của việc xây dựng quy hoạch tỉnh nhằm sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội hợp lý, định hướng sử dụng hiệu quả những nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, mở ra không gian phát triển mới, các ngành kinh tế mới và cơ hội đầu tư mới trên địa bàn, các địa phương đã và đang tích cực triển khai xây dựng nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh, trình thẩm định và trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Kết quả đã có 57/63 địa phương gửi hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh, trong đó có 54 địa phương đã được Hội đồng thẩm định tổ chức phiên họp thẩm định theo quy định và 45 địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch, còn lại 3 địa phương đang được Thường trực Hội đồng thẩm định gửi hồ sơ xin ý kiến các bộ, cơ quan ngang bộ. Đến nay còn 6 địa phương chưa hoàn thành việc lập quy hoạch tỉnh, trình thẩm định và trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
 
Bùng binh Km 3 (TP. Buôn Ma Thuột) đang được đầu tư mở rộng. (ảnh minh họa)
Bùng binh Km 3 (TP. Buôn Ma Thuột) đang được đầu tư mở rộng. (Ảnh minh họa)
 
Được biết, nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ ngày 30-6-2020. Hiện nay, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai trình phê duyệt dự toán, thành lập Ban Quản lý thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tỉnh và xây dựng kế hoạch về lập hồ sơ mời thầu tư vấn để sớm tuyển được tư vấn lập quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.