Multimedia Đọc Báo in

Chấn chỉnh việc khái toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong dự án đầu tư công

16:53, 25/09/2020
Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh việc khái toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trong Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công.
 
Theo đó, Sở KH-ĐT đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát lại Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án do đơn vị mình đã đề xuất để đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025. Dự án nào có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thì khẩn trương bổ sung dự kiến phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, gửi về Sở KH-ĐT để tổ chức thẩm định theo quy định. Phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải được khái toán dựa trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra nguồn gốc, diện tích đất, các loại cây trồng, công trình kiến trúc, nhu cầu tái định cư... đối tượng dự kiến phải bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, mặt bằng giá tại khu vực dự kiến thực hiện dự án để xác định chi phí cho phù hợp.
 
Dự án mở rộng nút giao bùng binh Km3, phường Tân Lợi (TP. Buôn Ma Thuột) điều chỉnh tổng mức đầu tư để có nguồn thanh toán chi phí bồi thường vượt so với quyết định đã phê duyệt trước đó
Dự án mở rộng nút giao bùng binh Km3, phường Tân Lợi (TP. Buôn Ma Thuột) chậm tiến độ do phải điều chỉnh tổng mức đầu tư để có nguồn thanh toán chi phí bồi thường vượt so với quyết định đã phê duyệt trước đó.
 
Được biết, trong thời gian qua, một số cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án sử dụng vốn đầu tư công, khi khái toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã không điều tra, khảo sát dẫn đến thiếu chính xác, không sát với thực tế, phát sinh khiếu kiện nên phải tạm dừng thực hiện dự án để giải quyết, điều chỉnh dự án làm tăng tổng mức đầu tư dự án, kéo dài thời gian thực hiện và chậm trễ trong việc giải ngân vốn, làm giảm hiệu lực, hiệu quả đầu tư...
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.