Multimedia Đọc Báo in

Giai đoạn 2011 – 2020, có 99.544 hộ thoát nghèo nhờ vốn tín dụng chính sách

17:51, 29/09/2020

Ngày 29-9, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) do Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh để khảo sát việc thực hiện chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011 – 2020.

Tiếp và làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện NHCSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà và đại diện các sở, ngành liên quan.

Các đại biểu tham dự buổi làm việc
Các đại biểu tham dự buổi làm việc
 
Từ năm 2011 đến nay, doanh số cho vay các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh đạt 10.518 tỷ đồng, với 497.648 khách hàng được vay vốn. Hiện tổng dư nợ cho vay đạt 5.078 tỷ đồng, tăng hơn 2.900 tỷ đồng (tương đương 134,7%) so với đầu năm 2011. 10 năm qua, hoạt động tín dụng chính sách đã góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo của địa phương. Cụ thể, gần 248.000 lượt hộ nghèo, cận nghèo; 32.865 lượt hộ có con đi học đại học, cao đẳng; 18.041 lao động… được vay vốn với lãi suất ưu đãi. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần tạo điều kiện cho 99.544 hộ thoát ngưỡng nghèo.
 
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại buổi làm việc
Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế phát biểu tại buổi làm việc
 
Theo đánh giá của Đoàn khảo sát, hoạt động cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh được cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và người dân quan tâm. Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH để cho vay đạt 266,8 tỷ đồng; đồng vốn được cho vay, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và phát huy hiệu quả thiết thực trong thực tiễn.
 
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện NHCSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà thông tin với đoàn công tác về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện NHCSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà thông tin với đoàn công tác về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương
 
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Hoàng Minh Tế cho rằng, tín dụng chính sách trên địa bàn Đắk Lắk thời gian qua phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, tạo nên sự lan tỏa cao trong toàn xã hội. Tuy nhiên, thời gian tới, địa phương cần lồng ghép hoạt động tín dụng chính sách với các nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó, tập trung nguồn vốn cho nhiệm vụ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, tỉnh cần cơ cấu lại các thành viên trong Ban đại diện NHCSXH và xây dựng quy chế làm việc hợp lý, hiệu quả để phát huy vai trò của từng thành viên trong thực hiện nhiệm vụ.
 
Minh Thông

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.