Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk có 1 dự án vào chung kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020

17:24, 07/10/2020
Kết thúc vòng bán kết Cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn năm 2020 do Trung ương Đoàn phối hợp Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, cả nước có 30 dự án lọt vào vòng chung kết, trong đó có 1 dự án của tỉnh Đắk Lắk.
 
Cuộc thi được phát động từ tháng 6-2020 với mục tiêu nhằm cụ thể hóa việc thực hiện Đề án Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, giai đoạn 2019 – 2022. Sau hơn hai tháng triển khai đã có 345 dự án, ý tưởng đại diện cho 56 tỉnh, thành tham gia.
 
Dự án “Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk” của chị Phạm Thị Thu Hằng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắc)
Chị Phạm Thị Thu Hằng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắc) trình bày Dự án “Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk” tại vòng bán kết cuộc thi. 
 
Sau vòng sơ khảo, Ban giám khảo cuộc thi đã chọn được 112 dự án đại diện cho 48 tỉnh, thành tham gia vòng bán kết. Sau ba vòng bán kết diễn ra ở ba miền trên toàn quốc, đã có 30 dự án được chọn vào thi chung kết. Trong đó, khu vực miền Bắc có 10 dự án; miền Trung – Tây Nguyên có 8 dự án (trong đó có 1 dự án của tỉnh Đắk Lắk là Dự án “Pơ Lang – Sản xuất các sản phẩm chế biến chuyên sâu từ quả bơ tươi và thảo dược Đắk Lắk” của chị Phạm Thị Thu Hằng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắc); khu vực miền Nam có 12 dự án.
 
Chị Phạm Thị Thu Hằng (xã Ea Kly, huyện Krông Pắc)
Chị Phạm Thị Thu Hằng (thứ 2 từ trái qua) nhận chứng nhận dự án vào chung kết cuộc thi.
 
Được biết, vòng chung kết Cuộc thi sẽ diễn ra tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vào ngày 10 và 11-11-2020. Ban tổ chức cuộc thi sẽ bố trí cho 112 dự án (từng thi vòng bán kết) trưng bày, giới thiệu sản phẩm đến người dân TP. Đà Lạt và du khách đến hết ngày 15-11-2020.
 
Khả Lê

Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.